MỖI NGÀY MỘT BÀI HÓA HAY ( NGÀY THỨ HAI .....)

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nguyenanhtuan1110

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hưởng ứng với lehoanganh007nên bắt đầu từ bài toán hóa số 9 mình sẽ post vào TOPIC này.
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại M và N (N dứng sau M trong dãy điện hóa và chiếm 60% về khối lượng). Cho 25g X tác dụng với dung dịch HNO3, sau PƯ xảy ra hoàn toàn thu được khí NO và 16.6g chất rắn không tan. Lọc bỏ chất rắn đem cô cạn dung dịch thu được m1 chất rắn khan. Nhiệt phân hoàn toàn m1g chất rắn này trong chân không thu được 7.56l (đktc) hỗn hợp khí NO2 và O2 trong đó O2 chiếm 1/9 V hỗn hợp.
a/xác định m
b/tìm m1,m2
 
N

nguyenanhtuan1110

Không phải đốt mà là nung trong chân ko, cứ xem lại phần muối nitrat đi em ạ.
Mọi người đâu cả rồi, bài này hay vậy mà.
 
S

soosdden

em nhớ ko nhầm thì các pư nung muối nitrat có 3 loại:
2MNO3----->2MNO2 + O2
2M(NO3)n---->M2On + 2nNO2 + n/2O2
2M(NO3)n---->2M + 2nNO2 + nO2
sao số mol O2 có 1/9??
em nhớ nhầm ở chỗ nào? :D
 
P

phanhuuduy90

nhưng nếu đệ tính ra thế thì có đúng không?
nếu là CR tác dụng với HNO3 không thể cho ra NO
chắn chắn là Fe rồi
 
N

nguyenanhtuan1110

Mọi người giải tiếp đi, đến tối mình sẽ post đáp án và bài mới.
 
D

dangchung

tớ cũng giải ra Fe nhưng có 1 điểm vô lý.
M=28x với x là hóa trị của M. khi đó x=2 và M=56
vậy M là Fe. nhưng td với HNO3 thì phải có hóa trị 3 chứ sao lại là 2???????
 
N

nguyenanhtuan1110

dangchung said:
tớ cũng giải ra Fe nhưng có 1 điểm vô lý.
M=28x với x là hóa trị của M. khi đó x=2 và M=56
vậy M là Fe. nhưng td với HNO3 thì phải có hóa trị 3 chứ sao lại là 2???????
Bạn ko nghĩ rằng Fe dư và Fe3+ sinh ra PƯ với Fe ah?
 
N

nguyenanhtuan1110

Đáp án:
a/mN=15g
mM=10g
Vì mN=15g<16.6g--->M chưa phản ứng hết với HNO3--->N chưa phản ứng.
Nên m1 là M(NO3)m và M2 là M2Om

2M(NO3)m--->M2Om+2mNO2+m/2O2 (1)

=>n(NO2)=4n(O2) (2)

Vì theo đề bài V(O2)=1/9V(hỗn hợp)-->V(NO2)=8/9V(hỗn hợp)
=>n(NO2)=7.56*8/(22.4*9)=0.3mol
n(O2)=0.0375mol
(2)=>n(NO2)/n(O2)=4<8 => có pư giữa M2Om với O2

=>M là kim lọa có nhiều hóa trị.
Khi cho X vào dung dịch HNO3 (gọi X là số mol M phản ứng HNO3)
3M+4nHNO3--->3M(NO3)n+nNO+2nH2O (3)
x-------------------x
(n-m)M + mM9NO3)n---->nM(NO3)m (4)
x.(n-m)/m-------x---------------nx/m

(3),(4)=>x+ x.(n-m)/m=nx/m=8.4/M (5)
(4),(1)->n(NO2)=(n.x/m)*(2m/2)=nx=0.3 (6)
(5),(6)->M=28m--> M=56 và m=2
=>n=3,x=0.1
b/Sau (3),(4) được dung dịch Fe(NO3)2 và chất rắn không tan (Fe và kim loại N)
Fe(NO3)2-->FeO+2NO2+1/2O2 (7)
0.15---------0.15
2FeO+1/2O2--->Fe2O3 (8)
0.15--------------0.075
m1=m(Fe(NO3)2)=0.15*180=27g
m2=m(Fe2O3)=0.075*160=12g
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom