MỖI NGÀY MỘT BÀI HÓA HAY ( NGÀY THỨ HAI BA....)

L

loveyouforever84

nguyenngocqm said:
Mà trong các chất trên thì chất nào cũng có liên kết H ở nhóm OH mà sao đồng phân o có đồng phân p ko có
Cái này là do hiệu ứng không gian, vì khoảng cách 2 nhóm ở xa quá nên không thể tạo liên kết H nội phân tử được, mà chỉ tạo liên kết H liên phân tử thôi
Thứ tự đúng là : phenol < m-nitrophenol < p-nitrophenol < o-nitrophenol
Nguyên nhân :
+) Các nitrophenol do có nhóm -NO2 là nhóm thế loại II (hút e) => Làm mật độ e trên O giảm => Liên kết O-H phân cực hơn => tính axit mạnh hơn
+) Trong các vị trí thì đồng phân m- là yếu nhất (do khả năng hút e ở m là yếu nhất, xem hình vẽ trong link tham khảo)
+) Đồng phân o- mạnh nhất do có hiệu ứng ortho (gây ra bởi một hỗn hợp nhiều ảnh hưởng, trong đó có liên kết H nội phân tử, ...)
Tham khảo thêm bài viết dưới đây :
http://truongtructuyen.vn/Friend/Forum/tabid/102/forumid/20/postid/405/scope/posts/Default.aspx
 
S

saobanglanhgia

loveyouforever84 said:
nguyenngocqm said:
Mà trong các chất trên thì chất nào cũng có liên kết H ở nhóm OH mà sao đồng phân o có đồng phân p ko có
Cái này là do hiệu ứng không gian, vì khoảng cách 2 nhóm ở xa quá nên không thể tạo liên kết H nội phân tử được, mà chỉ tạo liên kết H liên phân tử thôi
Thứ tự đúng là : phenol < m-nitrophenol < p-nitrophenol < o-nitrophenol
Nguyên nhân :
+) Các nitrophenol do có nhóm -NO2 là nhóm thế loại II (hút e) => Làm mật độ e trên O giảm => Liên kết O-H phân cực hơn => tính axit mạnh hơn
+) Trong các vị trí thì đồng phân m- là yếu nhất (do khả năng hút e ở m là yếu nhất, xem hình vẽ trong link tham khảo)
+) Đồng phân o- mạnh nhất do có hiệu ứng ortho (gây ra bởi một hỗn hợp nhiều ảnh hưởng, trong đó có liên kết H nội phân tử, ...)
Tham khảo thêm bài viết dưới đây :
http://*.vn/Friend/Forum/tabid/102/forumid/20/postid/405/scope/posts/Default.aspx

:D đúng thế, ở đây Hoàng Anh đã giải thích mà quên đi hiệu ứng ortho, sẽ là 1 thiếu sót nghiêm trọng đấy
 
D

dinhan

cho em hỏi tí ạ, lúc đầu em cũng nghĩ là có sử dụng hiệu ứng octo ở đây nhưng sau này em khi làm đề của thầy Cao Cự Giác em có thấy câu này, và đáp án giống của bạn Hoàng Anh em đã gọi điện hỏi thầy thì thầy ấy nói hiệu ứng octo chỉ áp dụng cho nhóm -COOH, còn ở đây thì giải thích dựa trên hiệu ứng liên hợp và liên kết hidro nội phân tử, nên cuối cùng thầy ấy nói đáp án đó là đúng.
 
L

loveyouforever84

Đã kiểm tra qua giá trị pKa
+) m-nitrophenol : 8,39
+) o-nitrophenol : 7,17
+) p-nitrophenol : 7,15

Như vậy đáp án đúng là : phenol < m- < o- < p-
Giải thích như Hoàng Anh đã trình bày !
 
Top Bottom