lehoanganh007 said:
nejitenten said:
Tính axit mạnh khi liên kết với nhóm hút electron. Về tính hút electron thì ở đây: -F>-Cl>-Br>-I. Còn -CH3 là nhóm đẩy electron nên kết luận:
FCH2COOH>ClCH2COOH>BrCH2COOH>ICH2COOH>CH3COOH
^__^
hi hi để đây cho các bạn làm tiếp rùi tui giải cho lun thể nhé^^
Có bạn nào giải kết quả khác hok ^^
Nhận xét đầu tiên là tính axit gây ra ở đây là được quyết định bởi liên kết O - H trong nhóm chức axit carboxylic -COOH. Xét sự phân ly tạo ion hiđroni :
X - CH2COOH ---> X - CH2COO- + H+
( X = H hoặc halogen )
So sánh tính axit thì ta xét hai yếu tố :
- Sự phân cực của liên kết O - H
- Độ bền của anion X - CH2COO- tạo ra
Yếu tố 1. Sự phân cực của liên kết O - H :
+ Nếu X = H thì nhóm X - CH2 là CH3 có hiệu ứng cảm ứng dương ( đẩy electron ) làm cho liên kết O - H kém phân cực hơn.
+ Nếu X = halogen thì nhóm X có hiệu ứng cảm ứng âm ( hút electron ) làm cho liên kết O - H thêm phân cực hơn ( so với trường hợp X = H ) => Tính axit tăng.
Và như ta biết theo chiều từ I ---> F thì khả năng hút electron càng mạnh ( vì độ âm điện tăng ) .
Yếu tô 2. Độ bền của anion sinh ra :
Ta cũng dựa vào khả năng hút - đẩy electron gây ra bởi nhóm X.Nếu nhóm X càng hút electron mạnh thì điện tích âm sẽ được giải tỏa mạnh=> độ bền của anion càng cao.
=> Kết luận cuối cùng : thứ tự tăng dần tính axit CH3COOH < ICH2COOH < BrCH2COOH < ClCH2COOH < FCH2COOH
Với ai thi ĐH thì chỉ cần nắm được cách giải thích yếu tố thứ nhất là được.