Mỗi ngày 1 đề Hóa

A

aotrangyk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tuy hơi nhiều nhưng các bạn cố gắng giúp mình đưa ra hướng làm từng bài!

Câu 1.
Có 4 ống nghiệm :
- Ống nghiệm 1 đựng 5 ml nước cất và 5 giọt dung dịch MgCl2 bão hoà.
- Ống nghiêm 2 đựng 5 ml nước xà phòng.
- Ống nghiệm 3 đựng 5 ml nước xà phòng và 5 giọt dung dịch MgCl2 bão hoà.
- Ống nghiệm 4 đựng 5 ml nước bột giặt.
Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm 5 giọt dầu ăn, sau một thời gian, số ống nghiệm có dầu ăn nổi
lên là
Câu 2.
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO, Zn(OH)2, Al, FeCO3, Cu(OH)2, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH)2 dư thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z, sau đó dẫn luồng khí CO dư (ở nhiệt độ cao) từ từ đi qua Z đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G. Trong G chứa
A. MgO, BaSO4, Fe, Cu. B. MgO, BaSO4, Fe, Cu, ZnO.
C. BaSO4, MgO, Zn, Fe, Cu. D. BaO, Fe, Cu, Mg, Al2O3
Câu 3.
Oxi hoá hỗn hợp X gồm HCHO và CH3CHO bằng oxi (có xúc tác) đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp axit tương ứng Y có tỉ khối hơi so với X bằng 145/97. Thành phần % theo khối lượngcủa HCHO trong hỗn hợp đầu là
A. 79,31. B. 77,32. C. 12,00. D. 83,33.
Câu 4.
Cho hỗn hợp khí gồm NO và O2 vào bình kín, rồi cho vào bình nước đá, thu được hỗn hợp khí X. Số chất khí có thể có trong X là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 5.
Cho các chất sau : axetilen, vinylaxetilen, anđehit fomic, axit fomic, metylfomat, glixerol, saccarozơ, fructozơ, penta-1,3-điin. Số chất tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư có kết tủa vàng nhạt là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 6.
Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng.
6CO2 + 6H2O ------------> C6H12O6 + 6O2. ∆H = 2813kJ.
Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng năng lượng 2,09 J năng lượng Mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là
A. 80,70 gam. B. 88,27 gam. C. 93,20 gam. D. 78,78 gam.
Câu 7.
Muối A có công thức là C3H10O3N2, lấy 7,32 gam A phản ứng hết với 150ml dung dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc 3, trong phần rắn chỉ là chất vô cơ. Khối lượng chất rắn là
A. 9,42 gam. B. 6,90 gam. C. 11,52 gam. D. 6,06 gam.
Câu 8.
Hỗn hợp A gồm C3H6, C3H4, C3H8. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch sau phản ứng
A. giảm 20,1 gam. B. giảm 22,08 gam. C. tăng 19,6 gam. D. tăng 22,08 gam
Câu 9.
Nồng độ lúc ban đầu của H2 và I2 đều là 0,03 mol/l. Khi đạt đến trạng thái cân bằng, nồng độ của HI là 0,04 mol/l. Hằng Số cân bằng của phản ứng tổng hợp HI là
A. 10. B. 8. C. 32. D. 16.
Câu 10.
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,4. B. 8,2. C. 9,6. D. 10,8.
Câu 11.
Hòa tan 58,4 gam hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm dư dung dịch NaOH vào sau đó tiếp tục thêm nước clo rồi lại thêm dư dung dịch BaCl2 thì thu được 50,6 gam kết tủa. Thành phần % khối lượng của các muối trong hỗn hợp đầu là
A. 45,7% AlCl3 và 54,3% CrCl3. B. 46,7% AlCl3 và 53,3% CrCl3.
C. 48,7% AlCl3 và 51,3% CrCl3. D. 47,7% AlCl3 và 52,3% CrCl3
Câu 12.
Sự so sánh nào sau đây đúng với chiều tăng dần tính axit ?
A. C6H5OH < p-CH3-C6H4OH< p-O2N-C6H4OH< CH3COOH.
B. p-CH3-C6H4OH < C6H5OH < CH3COOH < p-O2N-C6H4OH.
C. C6H5OH < p-CH3-C6H4OH < CH3COOH < p-O2N-C6H4OH.
D. p-CH3-C6H4OH < C6H5OH < p-O2N-C6H4OH< CH3COOH.
Câu 13.
X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X và O2 dư ở 1500C và có áp suất 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình về 150oC, áp suất trong bình vẫn là 2 atm. Người ta trộn 9,6 gam X với 0,6 gam hiđro rồi cho qua bình đựng Ni nung nóng (H= 100%) thì thu được hỗn hợp Z. Khối lượng phân tử trung bình của Z là
A. 52,5. B. 42,5. C. 48,5. D. 46,5.
 
Last edited by a moderator:
S

songvugia

Câu 12: Đáp án là A vì bình thương tính axit của fenol yếu hơn so với axit axetic nên ta loại 2 đáp án B,C. KHI trên vòng benzen có gắn nhóm hút electron thì làm tăng tính axit, nhóm đẩy electron làm giảm tính axit
Câu 10: Đáp án là A
Công thức thu gọn của X là CH2=CHCOONH3CH3
CH2=CHCOONH3CH3+NaOH→CH2=CHCOONa+CH3NH2+H2O
0,1mol 0,1 mol
Khối lượng chất rắn = 0,1.94=9,4(g)
Em xem lại đáp an của mình thử
Câu 11:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 18H2O
.. 0,2 ...................................... 0,2
Na2CrO4 + BaCl2 → BaCrO4↓ + 2NaCl
... 0,2 ......................... 0,2

Khối lượng kết tủa = 50,6 => nBaCrO4 = 50,6/253 = 0,2

Theo phản ứng ta có nCrCl3 = 0,2 => mCrCl3 = 0,2.158,5 = 31,7
=> mAlCl3 = 26,7

%AlCl3 = 26,7/58,4 = 45,7

%CrCl3 = 31,7/58,4 = 54,3 Đáp án C
C3Hy + (3+y/4) O2 => 3CO2 + y/2 H2O
với nCH= nO2bd = 1 ta có
3+y/2+1-(3+y/4)=2 <=> y=4 => C3H4
nC3H4=0.24 , nH2=0.3
MY= (9.6+0.6)/(0.3/2+(0.24-0.3/2)) = 42.5
Để các men khác lên giúp em một tay nhé dài quá
 
A

aotrangyk

Câu 10.
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,4. B. 8,2. C. 9,6. D. 10,8.
Câu 10: Đáp án là A
Công thức thu gọn của X là CH2=CHCOONH3CH3
CH2=CHCOONH3CH3+NaOH→CH2=CHCOONa+CH3NH2+H2O
0,1mol 0,1 mol
Khối lượng chất rắn = 0,1.94=9,4(g)
Em xem lại đáp an của mình thử
Đáp án là D anh ak
 
A

aotrangyk

Chất geranial có công thức phân tử C10H16O (chất X). Biết X mạch hở và có một chức anđehit. 4,56 gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 0,1M (trong H2O). Giá trị của V là
A. 500. B. 600. C. 900. D. 300
 
A

aotrangyk

Chất geranial có công thức phân tử C10H16O (chất X). Biết X mạch hở và có một chức anđehit. 4,56 gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 0,1M (trong H2O). Giá trị của V là
A. 500. B. 600. C. 900. D. 300
 
A

aotrangyk

Câu 6.
Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng.
6CO2 + 6H2O ------------> C6H12O6 + 6O2. ∆H = 2813kJ.
Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng năng lượng 2,09 J năng lượng Mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là
A. 80,70 gam. B. 88,27 gam. C. 93,20 gam. D. 78,78 gam
các bạn giúp mình đi
 
S

songvugia

Câu 6.
Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng.
6CO2 + 6H2O ------------> C6H12O6 + 6O2. ∆H = 2813kJ.
Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng năng lượng 2,09 J năng lượng Mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là
A. 80,70 gam. B. 88,27 gam. C. 93,20 gam. D. 78,78 gam
Đáp án câu này là B ta có: m=180x(11x60x2,09x10000x0,1)/2813=88,27gam
 
S

songvugia

Câu 6.
Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng.
6CO2 + 6H2O ------------> C6H12O6 + 6O2. ∆H = 2813kJ.
Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng năng lượng 2,09 J năng lượng Mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là
A. 80,70 gam. B. 88,27 gam. C. 93,20 gam. D. 78,78 gam
Đáp án câu này là B ta có: m=180x(11x60x2,09x10000x0,1)/2813=88,27gam
 
Top Bottom