Mỗi ngày 1 bài hóa hay, ngày thứ 27

N

nguyenanhtuan1110

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho NaF,NaCl,NaBr,Nai lần lượt tác dụng với H2SO4 đặc thì có thể điều chế được HF,HCl,HBr,HI ko? tại sao, viết PTPƯ minh hoạ.
Câu 2: Hòa tan Fe dư vào dung dịch chứa hỗn hợp HCl và HBr thu được dung dịch A. Cho dung dịch A lần lượt tác dụng với Cl2 dư, Br2 dư. Viết PTPƯ xảy ra.
Câu 3: giải thích tại sao HF là axit yếu nhất trong các axit halogenhidric nhưng lại tạo được muối axit.
 
H

hoankc

Anh Tuấn ơi
Bài 1 hình như chỉ đc được HCl HBr và HI thôi đúng không
 
H

hoankc

Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
Fe + HBr ---> FeBr2 + H2
(Fe)2+ + Cl2 --> (Fe)3+ + Cl-
Cl2 + Br- ---> Br2 + Cl-
=> sau phản ứng với Cl2 thì dd chỉ chứa FeCl3

còn sau phản ứng với Br dư thì còn hỗn hợp 2 muối
 
S

suyeu

nguyenanhtuan1110 said:
Câu 1: Cho NaF,NaCl,NaBr,Nai lần lượt tác dụng với H2SO4 đặc thì có thể điều chế được HF,HCl,HBr,HI ko? tại sao, viết PTPƯ minh hoạ.
Câu 2: Hòa tan Fe dư vào dung dịch chứa hỗn hợp HCl và HBr thu được dung dịch A. Cho dung dịch A lần lượt tác dụng với Cl2 dư, Br2 dư. Viết PTPƯ xảy ra.
Câu 3: giải thích tại sao HF là axit yếu nhất trong các axit halogenhidric nhưng lại tạo được muối axit.
Thử trả lời phát :) :
Câu 1 : Chỉ điều chế được HF và HCl . Còn HBr và HI thì khi phản ứng với axit đặc sẽ tạo ra Br2 và I2, sau đó các phân tử halogen này sẽ bị axit sunfuric đặc oxi hóa tiếp lên các trạng thái oxi hóa cao hơn.
Câu 2 : bạn nên ghi rõ là sau đó có tách Fe dư ra không :D
Câu 3 : Xét dung môi là nước. Ta có quá trình phân ly sau :
HF ---> H+ + F-
F- + HF ---> HF2 (-)
Hai phản ứng này là chủ yếu. Phản ứng 2 có được là nhờ khả năng tạo liên kết hiđro của flo :)
 
N

nguyenanhtuan1110

@suyeu: đẫ nói là dung dịch A thôi mà
@hoanganh: ko spam trắng trợn như thế nhá


Anh post tiếp vài câu nhé:
1/Có thể điều chế axit peiođic từ muối BaH3IO6 được ko?
2/Tại sao H5IO6 dễ dàng tạo ra muối axit?
3/Tại sao trong tất cả các halogen chỉ có Iot tạo axit đa chức?
4/Tại sao số Flo liên kết với các halogen khác lại tăng dần từ Clo đến Iot"
5/Tại sao iot ko tạo ra hợp chất với clo tương tự IF7?
6/Tại sao chỉ số n trong XYn (hợp chất giữa các halogen) là những số lẻ?
 
S

suyeu

Góp ý với bác lớp trưởng tí, bác nên post đáp án trước khi post câu hỏi mới :)
Thử trả lời mấy câu hỏi của bác :
Câu 1/ Muối BaH3IO6 là một muối tan tốt trong dung dịch nước. Bản thân axit H5IO6 là một axit yếu ( với các giá trị pKa1,pKa2 và pK3 lần lượt là 1,66 - 1,55 - 8,27 ; các giá trị pKa4 và pKa5 rất bé ) . Ta có thể điều chế axit H5IO6 bằng phản ứng axit mạnh đẩy axit yếu , tuy nhiên để thuận tiện cho quá trình điều chế thì dùng axit sunfuric tương đối đặc theo em là một phương pháp khá hay ( vì có thể tách pha rắn ra khỏi dung dịch sau phản ứng một cách dễ dàng hơn :) => Hiệu suất phản ứng cao hơn )
Câu 2/
2525.gif

Như trên đã nói , các giá trị pKa từ 3 ---> 5 của H5IO6 rất lớn => Khả năng phân ly tạo ion hiđroni ở các nấc 3 ---> 5 là cực kì kém => axit này có khả năng dễ tạo ra các muối axit :)
Câu 3/ Axit đa chức tức là tồn tại trên 1 nhóm - OH . Nguyên tử halogen trung tâm sẽ liên kết trực tiếp với các nguyên tử O ở trạng thái lai hóa sp3 có kích thước lớn ( so với nguyên tử O ở trạng thái lai hóa sp2 ) => Bán kính của nguyên tử trung tâm phải lớn ( dù nó ở trạng thái lai hóa nào :> ) .Thực nghiệm đã kết luận rằng chỉ có iot với bán kính lớn có khả năng đó ( theo em thì câu hỏi này không được hay cho lắm :-?? )
Câu 4/ Dựa vào bán kính nguyên tử tiếp. Bán kính càng lớn thì khả năng xen phủ sẽ càng lớn => Kết luận cuối cùng : ...
Câu 5/ Tiếp tục dựa vào bán kính nguyên tử . Bán kính nguyên tử clo > bán kính nguyên tử flo. (số liệu thực nghiệm bán kính cộng hóa trị của Cl và F lần lượt là 99 pm và 71 pm) => khả năng xen phủ tạo liên kết với Iot của F tốt hơn Cl. Thực nghiệm đã chứng minh chỉ tồn tại IF7 mà không tồn tại ICl7 :)
Câu 6/ Khi chuyển electron từ các AO (atomic orbital) ns và np lên các AO (n-1)d , (n-2)f thì sẽ tạo ra các trạng thái kích thích dạng fermion (spin bán nguyên) => Số liên kết tạo được sẽ là số lẻ :">
Bác lớp trưởng hình như rất khoái vụ bán kính thì phải. Vậy em cũng xin góp vui một câu : "Tại sao trong ba dạng lai hóa của cacbon sp,sp2 và sp3 thì theo thứ tự sp - sp2 - sp3 độ âm điện giảm dần :) ? "
 
B

bullshit

Bác lớp trưởng hình như rất khoái vụ bán kính thì phải. Vậy em cũng xin góp vui một câu : "Tại sao trong ba dạng lai hóa của cacbon sp,sp2 và sp3 thì theo thứ tự sp - sp2 - sp3 độ âm điện giảm dần happy ? "

độ âm điện giảm dần do aí lực e (E) giảm dần và năng lượng ion hóa giảm dần
đeltakhanpha= I+ E cũng giảm theo đó
 
B

bullshit

hỏi chú nha, điều kiện để nhận biết Lk giữa 2 ngtử A và B bất kì thuộc pnc mà ko dựa vào độ âm điện là gì
 
S

suyeu

bullshit said:
hỏi chú nha, điều kiện để nhận biết Lk giữa 2 ngtử A và B bất kì thuộc pnc mà ko dựa vào độ âm điện là gì
Nếu không muốn dựa vào độ âm điện thì dĩ nhiên ta dùng phân cực ion thôi :)
Mà thực tế thì phương pháp đánh giá sự phân cực ion vẫn là hay nhất :D
 
S

suyeu

bullshit said:
Bác lớp trưởng hình như rất khoái vụ bán kính thì phải. Vậy em cũng xin góp vui một câu : "Tại sao trong ba dạng lai hóa của cacbon sp,sp2 và sp3 thì theo thứ tự sp - sp2 - sp3 độ âm điện giảm dần happy ? "

độ âm điện giảm dần do aí lực e (E) giảm dần và năng lượng ion hóa giảm dần
đeltakhanpha= I+ E cũng giảm theo đó
Cái này không phải là giải thích :) , đây chỉ là một kết quả anh tự rút ra thôi ạ :-??
 
S

suyeu

bullshit said:
Bác lớp trưởng hình như rất khoái vụ bán kính thì phải. Vậy em cũng xin góp vui một câu : "Tại sao trong ba dạng lai hóa của cacbon sp,sp2 và sp3 thì theo thứ tự sp - sp2 - sp3 độ âm điện giảm dần happy ? "

độ âm điện giảm dần do aí lực e (E) giảm dần và năng lượng ion hóa giảm dần
đeltakhanpha= I+ E cũng giảm theo đó
Cái công thức của ông anh chẳng qua chỉ là một CT thực nghiệm của Muliken thôi. Để xác định độ âm điện chẳng thể dựa vào mỗi cái đó được đâu :)
 
A

ancksunamun

suyeu said:
bullshit said:
hỏi chú nha, điều kiện để nhận biết Lk giữa 2 ngtử A và B bất kì thuộc pnc mà ko dựa vào độ âm điện là gì
Nếu không muốn dựa vào độ âm điện thì dĩ nhiên ta dùng phân cực ion thôi :)
Mà thực tế thì phương pháp đánh giá sự phân cực ion vẫn là hay nhất :D
chắc là dùng công thức khoảng cách đúng không
LKion nếu
-cùng phân lớp n cách nhau >=5 ngtố
- khác phân lớp thì cách nhau =<5ngtố
 
S

suyeu

ancksunamun said:
suyeu said:
bullshit said:
hỏi chú nha, điều kiện để nhận biết Lk giữa 2 ngtử A và B bất kì thuộc pnc mà ko dựa vào độ âm điện là gì
Nếu không muốn dựa vào độ âm điện thì dĩ nhiên ta dùng phân cực ion thôi :)
Mà thực tế thì phương pháp đánh giá sự phân cực ion vẫn là hay nhất :D
chắc là dùng công thức khoảng cách đúng không
LKion nếu
-cùng phân lớp n cách nhau >=5 ngtố
- khác phân lớp thì cách nhau =<5ngtố
Phương pháp này cũng không chính xác đâu chị ạ. Chỉ đúng cho trường hợp các nguyên tố "đặc biệt điển hình" thôi :)
 
Top Bottom