- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hiện tại có 3 quan điểm về mốc bắt đầu thời Bắc thuộc ở Việt Nam. Quan điểm thứ nhất có từ thời trung đại (phong kiến) lấy mốc năm 111 TCN. Quan điểm thứ hai có từ những năm 60 của thế kỉ XX lấy mốc năm 179 TCN. Quan điểm thứ ba có từ năm 1924 lấy mốc năm 214 TCN.
Quan điểm thứ nhất: “Đại Việt sử kí” là bộ quốc sử được viết vào thời Trần, do Lê Văn Hưu soạn và được hoàn thành năm 1272, “Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ quốc sử được viết vào thời Hậu Lê do Ngô Sĩ Liên soạn và được hoàn thành năm 1697, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” là bộ quốc sử được viết vào thời Nguyễn do Phan Thanh Giản phụ trách soạn và được hoàn thành năm 1884. Cả ba bộ quốc sử đó đều khẳng định thời Bắc thuộc ở Việt Nam được tính từ năm 111 TCN, khi nhà Tây Hán (Tiền Hán) chinh phục xong nước Nam Việt của nhà Triệu. Cùng quan điểm này, Trần Trọng Kim khẳng định trong sách “Việt Nam sử lược” được xuất bản lần đầu năm 1921, Hồ Chí Minh khẳng định trong cuốn “Lịch sử nước ta” xuất bản ở Việt Bắc năm 1942, Chu Xuân Diên thể hiện trong sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” in năm 1999, Nguyễn Duy Hinh thể hiện trong sách “Văn minh Lạc Việt” xuất bản năm 2004,...Các tác giả cho rằng, sau khi Tần Thủy Hoàng mất (210 TCN), Triệu Đà đã tách vùng lãnh thổ của mình cai quản (vùng Bách Việt gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Bộ Việt Nam) ra khỏi sự kiểm soát của nhà Tần, lập ra nước Nam Việt và tự xưng là Triệu Vũ Đế (207 TCN), mở đầu lịch sử nhà nước của người Việt Nam. Năm 111 TCN, nhà Tây Hán thôn tính được nước Nam Việt, mở đầu thời Bắc thuộc ở Việt Nam.
Quan điểm thứ hai: Các nhà sử học thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Sư phạm Hà Nội, và Viện Sử học từ những năm 60 của thế kỉ XX đều cho rằng mốc mở đầu thời Bắc thuộc ở Việt Nam được tính từ năm 179 TCN, sau khi Triệu Đà thôn tính xong nước Âu Lạc. Họ lập luận: Triệu Đà là người Chân Định, huyện Hằng Sơn (nay là huyện Chính Định thuộc tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc). Năm 214 TCN, sau thôn tính được vùng Lĩnh Nam của các tộc người Việt (Bách Việt), Tần Thủy Hoàng chia khu vực này thành 3 quận là quận Quế Lâm (nay là miền Bắc và Trung tỉnh Quảng Tây), quận Nam Hải (nay thuộc tỉnh Quảng Đông) và quận Tượng, hay còn gọi là Tượng Quận (nay là miền Nam tỉnh Quảng Tây, Tây Nam tỉnh Quảng Đông, miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam đến đèo Hải Vân). Nhà Tần cử Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải. Quận này có 4 huyện là Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngung và Yết Dương; trong đó huyện Long Xuyên có vị trí quan trọng nhất về địa lý và quân sự, được giao dưới quyền Triệu Đà làm Huyện lệnh. Sau khi Tần Thủy Hoàng mất (210 TCN), nhà Tần suy yếu, Triệu Đà thừa cơ cát cứ khu vực mình kiểm soát rồi tham vọng chiếm cả những khu vực lân cận. Năm 207 TCN, Triệu Đà xưng đế (Triệu Vũ Đế), lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (ngay là Quảng Châu). Tiếp tục tham vọng chiếm cả vùng Lĩnh Nam (Bách Việt), Triệu Vũ Đế mở rộng chinh phục các vùng xung quanh. Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính được nước Âu Lạc của An Dương Vương (thuộc quận Tượng - quận nhiều voi). Do đó, các nhà sử học cho rằng Triệu Đà là người ngoại tộc phương Bắc đô hộ người Việt ở phương Nam, mở đầu thời kì Bắc thuộc ở Việt Nam từ năm 179 TCN. Quan điểm này được coi là chính thống và thể hiện rõ trong và sách giáo khoa lịch sử và các giáo trình lịch sử: “Lịch sử Việt Nam” tập I của Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Nương Linh xuất bản năm 1983, sách “Đại cương Lịch sử Việt Nam” tập I của Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh xuất bản năm 1997, “Tiến trình lịch sử Việt Nam” của Nguyễn Quang Ngọc chủ biên xuất bản lần thứ 4 năm 2004, bộ “Lịch sử Việt Nam” của Viện Sử học xuất bản năm 2014,...
Quan điểm thứ ba: Một số nhà sử học khác lại cho rằng mốc mở đầu thời kì Bắc thuộc ở Việt Nam được tính từ năm 214 TCN, sau khi nhà Tần thôn tính được vùng Bách Việt, lập ra 3 quận là: quận Quế Lâm, quận Hải Nam và quận Tượng. Người mở đầu cho quan điểm này là nhà Hán học nổi tiếng người Pháp Léonard Aurousseau, trong chuyên khảo “La première conquete Chinoise des pays Annamité” (Cuộc chinh phục đầu tiên của người Trung Hoa vào đất nước An Nam), công bố trên tạp chí của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp in tại Hà Nội năm 1924. Léonard dựa vào sách “Hoài Nam tử” của Trung Quốc được biên soạn năm 123 TCN và sách “Sử kí” của Tư Mã Thiên được biên soạn vào đầu thế kỉ I TCN khẳng định nhà Tần cử tướng Đồ Thư đem 50 vạn quận chia thành 5 cánh chinh phục vùng Bách Việt (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt Nam) từ năm 221 - 219 TCN nhưng bị người Việt đánh bại và tử trận. Năm 218 - 214 TCN, nhà Tần tiếp tục xâm lược và chinh phục được vùng Bách Việt. Từ năm 214 TCN, nhà Tần chia vùng Bách Việt thành 3 quận (Nam Hải, Quế Lâm, Tượng) và cai quản đến năm 207 TCN. Léonard cho rằng, việc nhà Tần lập ra quận Tượng năm 214 TCN là mốc mở đầu thời kì Bắc Thuộc ở Việt Nam. Theo quan điểm này có Lê Chính Phủ (người Trung Hoa Dân quốc) khẳng định trong sách “Nước An Nam thời quận huyện” được xuất bản năm 1945 ở Trung Quốc, Lã Sĩ Bằng (người Trung Hoa Dân quốc) khẳng định trong sách “Nước Việt Nam thời Bắc thuộc” được xuất bản năm 1964 ở Đài Loan, Kiều Thu Hoạch trong “Góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam” được xuất bản năm 2016 tại Hà Nội và nhóm chuyên gia Khoa Sử Đại học Sư phạm Hoa Nam - Trung Quốc và Bảo tàng tỉnh Quảng Tây do Dư Thiên Chức và Đàm Thánh Mẫn đứng đầu khẳng định trong sách “Cổ Nam Việt quốc sử” được xuất bản năm 1998 ở Trung Quốc,..
Tóm lại, quan điểm thứ nhất cho Việt Nam bị Bắc thuộc từ thời nhà Tây Hán thôn tính được nước Nam Việt của nhà Triệu năm 111 TCN, quan điểm thứ hai cho Việt Nam bị Bắc thuộc từ thời nhà Triệu thôn tính xong nước Âu Lạc năm 179 TCN, quan điểm thứ ba cho Việt Nam bị Bắc thuộc từ thời nhà Tần đặt ách độ hộ ở Bách Việt năm 214 TCN.
Mọi người có nghĩa Triêu Đà (nước Nam Việt) có được tính là dân tộc Việt không? Hay là kẻ ngoại bang?
Nguồn: Facebook
Quan điểm thứ nhất: “Đại Việt sử kí” là bộ quốc sử được viết vào thời Trần, do Lê Văn Hưu soạn và được hoàn thành năm 1272, “Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ quốc sử được viết vào thời Hậu Lê do Ngô Sĩ Liên soạn và được hoàn thành năm 1697, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” là bộ quốc sử được viết vào thời Nguyễn do Phan Thanh Giản phụ trách soạn và được hoàn thành năm 1884. Cả ba bộ quốc sử đó đều khẳng định thời Bắc thuộc ở Việt Nam được tính từ năm 111 TCN, khi nhà Tây Hán (Tiền Hán) chinh phục xong nước Nam Việt của nhà Triệu. Cùng quan điểm này, Trần Trọng Kim khẳng định trong sách “Việt Nam sử lược” được xuất bản lần đầu năm 1921, Hồ Chí Minh khẳng định trong cuốn “Lịch sử nước ta” xuất bản ở Việt Bắc năm 1942, Chu Xuân Diên thể hiện trong sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” in năm 1999, Nguyễn Duy Hinh thể hiện trong sách “Văn minh Lạc Việt” xuất bản năm 2004,...Các tác giả cho rằng, sau khi Tần Thủy Hoàng mất (210 TCN), Triệu Đà đã tách vùng lãnh thổ của mình cai quản (vùng Bách Việt gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Bộ Việt Nam) ra khỏi sự kiểm soát của nhà Tần, lập ra nước Nam Việt và tự xưng là Triệu Vũ Đế (207 TCN), mở đầu lịch sử nhà nước của người Việt Nam. Năm 111 TCN, nhà Tây Hán thôn tính được nước Nam Việt, mở đầu thời Bắc thuộc ở Việt Nam.
Quan điểm thứ hai: Các nhà sử học thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Sư phạm Hà Nội, và Viện Sử học từ những năm 60 của thế kỉ XX đều cho rằng mốc mở đầu thời Bắc thuộc ở Việt Nam được tính từ năm 179 TCN, sau khi Triệu Đà thôn tính xong nước Âu Lạc. Họ lập luận: Triệu Đà là người Chân Định, huyện Hằng Sơn (nay là huyện Chính Định thuộc tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc). Năm 214 TCN, sau thôn tính được vùng Lĩnh Nam của các tộc người Việt (Bách Việt), Tần Thủy Hoàng chia khu vực này thành 3 quận là quận Quế Lâm (nay là miền Bắc và Trung tỉnh Quảng Tây), quận Nam Hải (nay thuộc tỉnh Quảng Đông) và quận Tượng, hay còn gọi là Tượng Quận (nay là miền Nam tỉnh Quảng Tây, Tây Nam tỉnh Quảng Đông, miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam đến đèo Hải Vân). Nhà Tần cử Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải. Quận này có 4 huyện là Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngung và Yết Dương; trong đó huyện Long Xuyên có vị trí quan trọng nhất về địa lý và quân sự, được giao dưới quyền Triệu Đà làm Huyện lệnh. Sau khi Tần Thủy Hoàng mất (210 TCN), nhà Tần suy yếu, Triệu Đà thừa cơ cát cứ khu vực mình kiểm soát rồi tham vọng chiếm cả những khu vực lân cận. Năm 207 TCN, Triệu Đà xưng đế (Triệu Vũ Đế), lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (ngay là Quảng Châu). Tiếp tục tham vọng chiếm cả vùng Lĩnh Nam (Bách Việt), Triệu Vũ Đế mở rộng chinh phục các vùng xung quanh. Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính được nước Âu Lạc của An Dương Vương (thuộc quận Tượng - quận nhiều voi). Do đó, các nhà sử học cho rằng Triệu Đà là người ngoại tộc phương Bắc đô hộ người Việt ở phương Nam, mở đầu thời kì Bắc thuộc ở Việt Nam từ năm 179 TCN. Quan điểm này được coi là chính thống và thể hiện rõ trong và sách giáo khoa lịch sử và các giáo trình lịch sử: “Lịch sử Việt Nam” tập I của Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Nương Linh xuất bản năm 1983, sách “Đại cương Lịch sử Việt Nam” tập I của Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh xuất bản năm 1997, “Tiến trình lịch sử Việt Nam” của Nguyễn Quang Ngọc chủ biên xuất bản lần thứ 4 năm 2004, bộ “Lịch sử Việt Nam” của Viện Sử học xuất bản năm 2014,...
Quan điểm thứ ba: Một số nhà sử học khác lại cho rằng mốc mở đầu thời kì Bắc thuộc ở Việt Nam được tính từ năm 214 TCN, sau khi nhà Tần thôn tính được vùng Bách Việt, lập ra 3 quận là: quận Quế Lâm, quận Hải Nam và quận Tượng. Người mở đầu cho quan điểm này là nhà Hán học nổi tiếng người Pháp Léonard Aurousseau, trong chuyên khảo “La première conquete Chinoise des pays Annamité” (Cuộc chinh phục đầu tiên của người Trung Hoa vào đất nước An Nam), công bố trên tạp chí của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp in tại Hà Nội năm 1924. Léonard dựa vào sách “Hoài Nam tử” của Trung Quốc được biên soạn năm 123 TCN và sách “Sử kí” của Tư Mã Thiên được biên soạn vào đầu thế kỉ I TCN khẳng định nhà Tần cử tướng Đồ Thư đem 50 vạn quận chia thành 5 cánh chinh phục vùng Bách Việt (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt Nam) từ năm 221 - 219 TCN nhưng bị người Việt đánh bại và tử trận. Năm 218 - 214 TCN, nhà Tần tiếp tục xâm lược và chinh phục được vùng Bách Việt. Từ năm 214 TCN, nhà Tần chia vùng Bách Việt thành 3 quận (Nam Hải, Quế Lâm, Tượng) và cai quản đến năm 207 TCN. Léonard cho rằng, việc nhà Tần lập ra quận Tượng năm 214 TCN là mốc mở đầu thời kì Bắc Thuộc ở Việt Nam. Theo quan điểm này có Lê Chính Phủ (người Trung Hoa Dân quốc) khẳng định trong sách “Nước An Nam thời quận huyện” được xuất bản năm 1945 ở Trung Quốc, Lã Sĩ Bằng (người Trung Hoa Dân quốc) khẳng định trong sách “Nước Việt Nam thời Bắc thuộc” được xuất bản năm 1964 ở Đài Loan, Kiều Thu Hoạch trong “Góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam” được xuất bản năm 2016 tại Hà Nội và nhóm chuyên gia Khoa Sử Đại học Sư phạm Hoa Nam - Trung Quốc và Bảo tàng tỉnh Quảng Tây do Dư Thiên Chức và Đàm Thánh Mẫn đứng đầu khẳng định trong sách “Cổ Nam Việt quốc sử” được xuất bản năm 1998 ở Trung Quốc,..
Tóm lại, quan điểm thứ nhất cho Việt Nam bị Bắc thuộc từ thời nhà Tây Hán thôn tính được nước Nam Việt của nhà Triệu năm 111 TCN, quan điểm thứ hai cho Việt Nam bị Bắc thuộc từ thời nhà Triệu thôn tính xong nước Âu Lạc năm 179 TCN, quan điểm thứ ba cho Việt Nam bị Bắc thuộc từ thời nhà Tần đặt ách độ hộ ở Bách Việt năm 214 TCN.
Mọi người có nghĩa Triêu Đà (nước Nam Việt) có được tính là dân tộc Việt không? Hay là kẻ ngoại bang?
Nguồn: Facebook