c1
Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
Có 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía, đông. Đó là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Vùng đồi (trung du) phát triển rộng.
Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Những đỉnh núi cao trên 2000 m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy, giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600 m.
Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông cầu, sông Thương, sông Lục Nam,...
c2
Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải chạy cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam:
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông cả. Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.
Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như : Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,...
Ánh hưởng của địa hình vùng Tây Bắc đến sự phân hóa khí hậu của vùng
Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao.
Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.
c3
a) Ý nghĩa tự nhiên
- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nằm tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài sinh vật nên có tài nguyên khoáng sản và sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa thiên nhiên đa dạng.
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn…
b) Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng
- Về kinh tế:
+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.
+ Thuận lợi phát triển các ngành kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Về văn hóa – xã hội: Thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực.
- An ninh quốc phòng:
+ Nước ta nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động và nhạy cảm với tình hình biến động chính trị trên thế giới.
+ Biển Đông có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
c4
- Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:
+ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.
+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.
+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.
- Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:
+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...
- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc:
+ Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
+ Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).
+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.
+ Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.
+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như: Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m),...
+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.