Sinh [Minigame tuần] Vừa học vừa chơi cùng tranh ảnh Sinh học - Số thứ 8

Status
Không mở trả lời sau này.

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn, cùng đến với minigame số thứ 8 nhé:
Ảnh:
aaaaaa.png

Câu hỏi: Bạn hãy cho biết thuyết Sinh học nào đang được nhắc tới trong bức ảnh, dựa vào các từ gợi ý sau và giải thích:
1. Ngày và đêm
2. Ra hoa
3. Đêm tới hạn
4. Ngày dài và ngày ngắn
5. Đỏ và đỏ xa
Tuần này các bạn sẽ trả lời vào 20h tối thứ 6 ngày 17/4/2020
Chúc các bạn trả lời thật tốt
Xin chào và hẹn gặp lại
 
Last edited:

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
20h tối nay (thứ 6 ngày 17/4/2020) các bạn vào trả lời nhé
Câu trả lời hợp lệ được tính từ 20h - 20h30
Các câu trả lời ngoài khoảng thời gian này sẽ không chấp nhận
Chúc các bạn làm tốt.
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Thuyết Sinh học nhắc đến là: Quang chu kì
Giải thích:
1. Ngày và đêm: Quang chu kì là tương quan độ dài ngày và đêm, thực chất sự ra hoa của cây không phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng và phụ thuộc vào thời gian tối
2. Ra hoa: Quang chu kì kích thích và ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây
3. Đêm tới hạn:
- Số giờ tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa.
- Số giờ tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
4. Ngày dài và ngày ngắn: Dựa vào phản ứng của thực vật với quang chu kì, người ta chia ra 2 nhóm thực vật chính:
- Cây ngày dài sẽ ra hoa khi đêm ngắn (thời gian chiếu sáng hơn 12 giờ): nếu thời gian tối ít hơn 12 giờ hoặc nhiều hơn 12 giờ nhưng không liên tục mà bị chia thành những khoảng tối ngắn thì cây vẫn ra hoa.
- Cây ngày ngắn sẽ ra hoa khi đêm dài liên tục hơn 12 giờ (thời gian chiếu sáng ít hơn 12 giờ): nếu thời gian tối ít hơn 12 giờ hoặc nhiều hơn 12 giờ nhưng bị ngắt quãng thì cây không ra hoa.
5. Đỏ và đỏ xa:
- Phytochrome hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng 660nm) kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
- Phytochrome hấp thụ ánh sáng đỏ xa (bước sóng 730nm) kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn, làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.
 

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
969
2,514
316
19
Vinh
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
Thuyết sinh học được nhắc đến là : Quang Chu Kì
1/ Ngày và đêm
Là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày và đêm) ảnh hưởng đến sự phát triển của cây gọi là quang chu kì .
2/ Quang chu kì tác động đến sự ra hoa , rụng quả , tạo củ , di truyền các hợp chất quang hợp.
3/ Đêm tới hạn:
+ Là số thời gian tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa .
+ Ngược lại , là thời gian tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
4/ Quang chu kì chia nhóm cây thành 3 nhóm:
⁃ Cây ngày ngắn ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ)
⁃ Cây ngày dài ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ)
⁃ Cây trung tính ( ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài )
5/ Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các prôtêin hấp thụ ánh sáng) -> ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.
Quá trình phát triển được điều hòa bởi các phitôcrôm.
Phitôcrôm là sắc tố enzim tồn tại ở 2 dạng P660 (Pđ) hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng 660 nm) và P730 (Pđx) hấp thụ ánh sáng đỏ xa (bước sóng 730 nm).
- Phitocrom có 2 dạng, có thể chuyển hóa thuận nghịch cho nhau dưới tác động của ánh sáng, Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ, Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Cây dài ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ. Cây ngắn ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ xa.
 

Khoảng lặng..

Học sinh gương mẫu
Thành viên
4 Tháng tư 2020
1,185
3,332
331
Phú Yên
HOCMAI Forum
Thuyết sinh học được nhắc đến là : Quang Chu Kì
1: Ngày và đêm
Là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày và đêm) ảnh hưởng đến sự phát triển của cây gọi là quang chu kì .
2: Ra hoa: quang chu kì tác động đến sự ra hoa , rụng quả , tạo củ , di truyền các hợp chất quang hợp.
3: Đêm tới hạn:
+ Là số thời gian tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa .
+ Ngược lại , là thời gian tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
4: Quang chu kì chia nhóm cây thành 3 nhóm:
⁃ Cây ngày ngắn ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ)
⁃ Cây ngày dài ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ)
⁃ Cây trung tính ( ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài )
5: Đỏ và đỏ xa:
- Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các prôtêin hấp thụ ánh sáng) -> ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.
Quá trình phát triển được điều hòa bởi các phitôcrôm.
Phitôcrôm là sắc tố enzim tồn tại ở 2 dạng P660 (Pđ) hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng 660 nm) và P730 (Pđx) hấp thụ ánh sáng đỏ xa (bước sóng 730 nm). Phitocrom có 2 dạng, có thể chuyển hóa thuận nghịch cho nhau dưới tác động của ánh sáng, Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ, Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Cây dài ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ. Cây ngắn ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ xa.
 

Linh_Alison_Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng tám 2018
263
452
76
Nam Định
THCS Trần Đăng Ninh
Thuyết Sinh học được nhắc tới: Quang chu kì
1.Ngày và đêm: Quang chu kỳ là tương quan độ dài ngày và đêm.

2.Ra hoa:
-Quang chu kì tác động đến sự ra hoa , rụng quả , tạo củ , di truyền các hợp chất quang hợp.
-Thực vật ngày dài và thực vật ngày ngắn sẽ ra hoa khi có quang chu kì thích hợp do sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào các hoocmon, các hoocmon này sẽ được tạo thành khi có quang kì thích hợp, hoocmon khi tạo thành sẽ kích thích các tế bào chuẩn bị và tiến hành ra hoa. Quang chu kì thích hợp là thời gian chiếu sáng trong ngày phù hợp để có thể ra hoa. Nhưng thực chất, sự ra hoa không phụ thuộc vào thời lượng chiếu sáng, nó phụ thuộc vào thời lượng tối của một ngày. Đối với cây ngày ngắn thì đòi hỏi thời gian chiếu sáng ít hay nói cách khác là thời gian tối nhiều còn với cây ngày dài thì ngược lại thì hooc kích thích sự ra hoa mới được hình thành.

3.Đêm tới hạn:
-Số giờ tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa.
- Số giờ tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
- Mỗi loài thực vật có độ dài ngày tới hạn nhất định
- Những cây ‘Maryland Mammoth’ không ra hoa nếu như chúng được đặt trong điều kiện thời gian chiếu sáng dài hơn 14 giờ, nhưng sự ra hoa được khởi động nếu thời gian chiếu sáng trong ngày nhỏ hơn 14 giờ. Như vậy, độ dài ngày tới hạn của ‘Maryland Mammoth’ là 14 giờ

4.Ngày dài và ngày ngắn: Dựa vào phản ứng của thực vật với quang chu kì người ta chia làm 3 nhóm thực vật là: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính.
+ Cây trung tính : Ra hoa cả ngày ngắn và ngày dài .
Gồm phần lớn cầy trồng như : cà chua , ngô , lạc .........
+ Cây ngày ngắn : Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h .
Gồm : thược dược , đậu tương, ..........
+ Cây ngày dài : Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12h .
Gồm : hành , cà rốt , rau diếp , ........

5.Đỏ và đỏ xa: Ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây dài ngày, còn ánh sáng đỏ xa lại kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
- P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hoá thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn nhưng lại ức chế sự ra hoa của cây ngày dài.
- P660 hấp thu ánh sáng đỏ chuyển hoá thành P730 kích thích sự ra hoa của ngày dài nhưng lại ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn
 
  • Like
Reactions: Samurai-chan

Khánh Ngô Nam

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng tám 2019
965
1,103
146
Phú Yên
THCS Tôn Đức Thắng
Hình ảnh nhắc tới thuyết sinh học :Quang chu kỳ
1/ Ngày và đêm: Độ dài của ngày đêm (quang chu kỳ) thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây .
2/Ra hoa : Quang chu kỳ tác động đến sự ra hoa của cây
3/ Đêm tới hạn: Là số thời gian tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa và là thời gian tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
4/ Ngày dài và ngày ngắn: Dựa vào phản ứng của thực vật với quang chu kì, người ta chia ra 3 nhóm thực vật chính:
+ Cây trung tính : Ra hoa cả ngày ngắn và ngày dài .
+ Cây ngày ngắn : Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h .
+ Cây ngày dài : Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12h .
5/ Đỏ và đỏ xa: Ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây dài ngày, còn ánh sáng đỏ xa lại kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
- P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn nhưng lại ức chế sự ra hoa của cây ngày dài.
- P660 hấp thu ánh sáng đỏ chuyển hóa thành P730 kích thích sự ra hoa của ngày dài nhưng lại ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời
Thuyết sinh học được nhắc : Quang Chu Kì
1.Ngày và đêm
Là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày và đêm) ảnh hưởng đến sự phát triển của cây gọi là quang chu kì .
2. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa , rụng quả , tạo củ , di truyền các hợp chất quang hợp.
3. Đêm tới hạn:
+ Là số thời gian tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa .
+ Ngược lại , là thời gian tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
4. Quang chu kì chia nhóm cây thành 3 nhóm:
⁃ Cây ngày ngắn ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ)
⁃ Cây ngày dài ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ)
⁃ Cây trung tính ( ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài )
5.Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các prôtêin hấp thụ ánh sáng) -> ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.
Quá trình phát triển được điều hòa bởi các phitôcrôm.
Phitôcrôm là sắc tố enzim tồn tại ở 2 dạng P660 (Pđ) hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng 660 nm) và P730 (Pđx) hấp thụ ánh sáng đỏ xa (bước sóng 730 nm).
- Phitocrom có 2 dạng, có thể chuyển hóa thuận nghịch cho nhau dưới tác động của ánh sáng, Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ, Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Cây dài ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ. Cây ngắn ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ xa.
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
20h tối nay (thứ 6 ngày 17/4/2020) các bạn vào trả lời nhé
Câu trả lời hợp lệ được tính từ 20h - 20h30
Các câu trả lời ngoài khoảng thời gian này sẽ không chấp nhận
Chúc các bạn làm tốt.
Đây là Quang Chu Kì
1 Ngày và đêm :Là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày và đêm) ảnh hưởng đến sự phát triển của cây gọi là quang chu kì .
2 Quang chu kì tác động đến sự ra hoa , rụng quả , tạo củ , di truyền các hợp chất quang hợp.
3 Đêm tới hạn: Là số thời gian tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa, ngược lại là thời gian tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
4 Quang chu kì chia nhóm cây thành 3 nhóm:
Cây ngày ngắn ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ )
Cây ngày dài ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ )
Cây trung tính ( ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài )
5 Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các prôtêin hấp thụ ánh sáng) ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng. Quá trình phát triển được điều hòa bởi các phitôcrôm. Phitôcrôm là sắc tố enzim tồn tại ở 2 dạng P660 (Pđ) hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng 660 nm) và P730 (Pđx) hấp thụ ánh sáng đỏ xa (bước sóng 730 nm). Phitocrom có 2 dạng, có thể chuyển hóa thuận nghịch cho nhau dưới tác động của ánh sáng, Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ, Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Cây dài ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ. Cây ngắn ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ xa.
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

Tiểu Bạch Lang

Cựu TMod Toán|Duchess of Mathematics
Thành viên
9 Tháng tư 2020
1,049
1,064
181
18
Hải Dương
THPT Chuyên Nguyễn Trãi
Chào các bạn, cùng đến với minigame số thứ 8 nhé:
Ảnh:

Câu hỏi: Bạn hãy cho biết thuyết Sinh học nào đang được nhắc tới trong bức ảnh, dựa vào các từ gợi ý sau và giải thích:
1. Ngày và đêm
2. Ra hoa
3. Đêm tới hạn
4. Ngày dài và ngày ngắn
5. Đỏ và đỏ xa
Tuần này các bạn sẽ trả lời vào 20h tối thứ 6 ngày 17/4/2020
Chúc các bạn trả lời thật tốt
Xin chào và hẹn gặp lại
Thuyết sinh học được nhắc đến là Frorigen hay quang chu kì
1. Ngày và đêm : quang chu kì thực chất là sự tương quan độ dài ngày và đêm, hay thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối,ảnh hưởng tới sự ra hoa của thực vật
2. Ra hoa: quang chu kì kích thích hoặc ức chế sự ra hoa của thực vật
3. Đêm tới hạn:
-Là số giờ không được chiếu sáng tốt thiểu cần thiết đối với cây ngày ngắn
-Là số giờ không được chiếu sáng tối đa đối với cây ngày dài
4. Ngày dài và ngày ngắn
-Cây ngày ngắn ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ
-Cây ngày dài ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ
-Ngoài ra còn cây trung tính ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn
5. Đỏ và đỏ xa: Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các prôtêin hấp thụ ánh sáng) ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.
-Phitocrom hấp thụ ánh sáng đỏ( có bước sóng 660nm) kích thích cây ngày dài ra hoa
-Phitocrom hấp thụ ánh sáng đỏ xa( có bước sóng 730nm) kích thích cây ngày ngắn ra hoa
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
QUANG CHU KÌ (Quá trình lặp đi lặp lại giữa thời gian chiếu sáng xen kẽ với thời gian không chiếu sáng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là sự ra hoa)
1/ Ngày và đêm:

- Thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
2/ Ra hoa:
- Quang chu kì ảnh hưởng đến sự ra hoa, quả, tạo củ, di truyền.....của cây mà đặc biệt là sự ra hoa.
3/ Đêm tới hạn:
- Là thời gian tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa .
- Là thời gian tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
4/ Ngày dài và ngày ngắn
Quang chu kì chia nhóm cây thành 3 nhóm:
- Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện đêm ngắn, gồm các loại cây nở hoa vào cuối xuân và mùa hè như dâu tây, lúa mì, thanh long, sen cạn....
- Cây ngày ngắn: ra hoa trong điều kiện đêm dài, gồm các loại cây nở hoa vào mùa thu, đông như hoa cúc, thược dược, vừng, mía, cà tím, cà phê....
- Cây trung tính: thời gian ra hoa không phụ thuộc vào độ dài ngày đêm, gồm phần lớn các loại cây trồng như cà chua, hướng dương, lạc, đậu.....
5/ Đỏ, đỏ xa:
- Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì và ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm.....
- Quá trình phát triển được điều hòa bởi các phitôcrôm.
Phitôcrôm là sắc tố enzim tồn tại ở 2 dạng P660 (Pđ) hấp thụ ánh sáng đỏ (tức là hấp thụ ánh sáng có bước sóng 660 nm) và P730 (Pđx) hấp thụ ánh sáng đỏ xa (hấp thụ ánh sáng có bước sóng 730 nm).
- Phitôcrôm có 2 dạng, có thể chuyển hóa thuận nghịch cho nhau dưới tác động của ánh sáng, Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ, Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Cây dài ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ. Cây ngắn ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ xa.
 

Dương Phạm 106

Cựu Kiểm soát viên | Cựu CTV CLB Địa lí
HV CLB Địa lí
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,991
4,238
471
Hà Nội
Trường THCS ...
Chào các bạn, cùng đến với minigame số thứ 8 nhé:
Ảnh:

Câu hỏi: Bạn hãy cho biết thuyết Sinh học nào đang được nhắc tới trong bức ảnh, dựa vào các từ gợi ý sau và giải thích:
1. Ngày và đêm
2. Ra hoa
3. Đêm tới hạn
4. Ngày dài và ngày ngắn
5. Đỏ và đỏ xa
Tuần này các bạn sẽ trả lời vào 20h tối thứ 6 ngày 17/4/2020
Chúc các bạn trả lời thật tốt
Xin chào và hẹn gặp lại
Thuyết sinh học được nhắc đến trong hình trên là Quang chu kì
Giải thích từ khóa :
1 Ngày và đêm :
Thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày và đêm) ảnh hưởng đến sự phát triển của cây gọi là quang chu kì .
2 Ra hoa :
Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào các hoocmon, các hoocmon này sẽ được tạo thành khi có quang kì thích hợp, hoocmon khi tạo thành sẽ kích thích các tế bào chuẩn bị và tiến hành ra hoa.Quang chu kì thích hợp là thời gian chiếu sáng trong ngày phù hợp để có thể ra hoa. Nhưng thực chất, sự ra hoa không phụ thuộc vào thời lượng chiếu sáng, nó phụ thuộc vào thời lượng tối của một ngày. Đối với cây ngày ngắn thì đòi hỏi thời gian chiếu sáng ít hay nói cách khác là thời gian tối nhiều còn với cây ngày dài thì ngược lại thì hoocmonkích thích sự ra hoa mới được hình thành.
3 Đêm tới hạn :
Là số thời gian tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa, ngược lại là thời gian tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
4 Ngày dài và ngày ngắn :
Dựa vào phản ứng của thực vật với quang chu kì, người ta chia ra 3 nhóm thực vật chính:
+ Cây trung tính : Ra hoa cả ngày ngắn và ngày dài .
+ Cây ngày ngắn : Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h .
+ Cây ngày dài : Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12h .
5. Đỏ và đỏ xa.
Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các prôtêin hấp thụ ánh sáng) ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.
Phitocrom hấp thụ ánh sáng đỏ( có bước sóng 660nm) kích thích cây ngày dài ra hoa
Phitocrom hấp thụ ánh sáng đỏ xa( có bước sóng 730nm) kích thích cây ngày ngắn ra hoa
Trong đêm dài (tức là điều kiện ngày ngắn), ánh sáng đỏ làm biến đổi phitocrom đỏ (P660) thành phitocrom đỏ xa (P730). Loại phitocrom đỏ xa sẽ kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn.
 

02-07-2019.

Học sinh tiến bộ
HV CLB Lịch sử
Thành viên
4 Tháng năm 2018
1,485
1,656
236
Vĩnh Phúc
Trung học cơ sở Lập Thạch
Chào các bạn, cùng đến với minigame số thứ 8 nhé:
Ảnh:

Câu hỏi: Bạn hãy cho biết thuyết Sinh học nào đang được nhắc tới trong bức ảnh, dựa vào các từ gợi ý sau và giải thích:
1. Ngày và đêm
2. Ra hoa
3. Đêm tới hạn
4. Ngày dài và ngày ngắn
5. Đỏ và đỏ xa
Tuần này các bạn sẽ trả lời vào 20h tối thứ 6 ngày 17/4/2020
Chúc các bạn trả lời thật tốt
Xin chào và hẹn gặp lại
Thuyết Sinh học đang được nhắc đến: Quang chu kì.
Trả lời các từ khóa:
1. Ngày và đêm: quang chu kì là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào độ tương quan ngày đêm. Thực chất sự ra hoa của cây không phụ thuộc trực tiếp vào thời gian chiếu sáng mà phụ thuộc vào thời gian tối.
2. Ra hoa: – Do sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào các hoocmon, các hoocmon này sẽ được tạo thành khi có quang chu kì thích hợp, hoocmon khi tạo thành sẽ kích thích các tế bào chuẩn bị và tiến hành ra hoa. Quang chu kì thích hợp là thời gian chiếu sáng trong ngày phù hợp để có thể ra hoa.
3. Đêm tới hạn:
Độ dài đêm tới hạn là:
- Số giờ tối tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa.
- Số giờ tối tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
4. Ngày dài và ngày ngắn:
+, Cây ngày dài sẽ ra hoa khi đêm ngắn: nếu thời gian tối ít hơn 12 giờ hoặc nhiều hơn 12 giờ nhưng không liên tục mà bị chia thành những khoảng tối ngắn thì cây vẫn ra hoa.
+, Cây ngày ngắn sẽ ra hoa khi đêm dài liên tục hơn 12 giờ. Nếu thời gian tối ít hơn 12 giờ hoặc nhiều hơn 12 giờ nhưng bị ngắt quãng thì cây không ra hoa.
5. Đỏ và đỏ xa:
Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì, có bản chất là một loại protein hấp thụ ánh sáng:
-Tồn tại ở hai dạng:
+,Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ ( bước sóng 660nm): kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
+,Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa (bước sóng 730nm): kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.
-Hai dạng này chuyển hóa thuận nghịch dưới tác động của ánh sáng:
image(2231).png
 

mbappe2k5

Học sinh gương mẫu
Thành viên
7 Tháng tám 2019
2,577
2,114
336
Hà Nội
Trường Đời
Từ khóa là Quang chu kì.
1. Ngày và đêm: Là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày và đêm) ảnh hưởng đến sự phát triển của cây gọi là quang chu kì .
2. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng quả, tạo củ, di truyền các hợp chất quang hợp.
3. Đêm tới hạn:
  • Là số thời gian tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa .
  • Ngược lại , là thời gian tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
4. Quang chu kì chia nhóm cây thành 3 nhóm:
  • Cây ngày ngắn ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ)
  • Cây ngày dài ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ)
  • Cây trung tính ( ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài )
5. Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các prôtêin hấp thụ ánh sáng) -> ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.
Quá trình phát triển được điều hòa bởi các phitôcrôm.
  • Phitôcrôm là sắc tố enzim tồn tại ở 2 dạng P660 (Pđ) hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng 660 nm) và P730 (Pđx) hấp thụ ánh sáng đỏ xa (bước sóng 730 nm).
  • Phitocrom có 2 dạng, có thể chuyển hóa thuận nghịch cho nhau dưới tác động của ánh sáng, Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ, Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Cây dài ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ. Cây ngắn ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ xa.
 

Nhật Hạ !

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng tư 2019
409
292
76
18
Quảng Nam
THCS Lê Quang Sung
Thuyết sinh học được nhắc tới là thuyết quang chu kỳ.

1. Ngày và đêm
  • Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối (độ dài của ngày đêm), ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Quang chu kì là tương quan dộ dài ngày và đêm
2. Ra hoa:
  • Do sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào các hoocmon, các hoocmon này sẽ được tạo thành khi có quang kì thích hợp, hoocmon khi tạo thành sẽ kích thích các tế bào chuẩn bị và tiến hành ra hoa
  • Quang chu kì thích hợp là thời gian chiếu sáng trong ngày phù hợp để có thể ra hoa
3. Đêm tới hạn: Theo thuyết quang chu kỳ đêm tới hạn là:
  • Số giờ tối thiểu cần thiết để cây ngày ngắn ra hoa
  • Số giờ tối đa cần thiết để cây ngày dài ra hoa.
  • Số giờ thực sự đêm tới hạn là đặc hiệu và đặt trưng cho mỗi loài sinh vật
4. Đêm dài và ngày ngắn: theo thuyết quang chi kỳ:
  • Quang chu kì chia nhóm cây thành 3 nhóm:
    - Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện đêm ngắn, gồm các loại cây nở hoa vào cuối xuân và mùa hè như dâu tây, lúa mì, thanh long, sen cạn....
    - Cây ngày ngắn: ra hoa trong điều kiện đêm dài, gồm các loại cây nở hoa vào mùa thu, đông như hoa cúc, thược dược, vừng, mía, cà tím, cà phê....
    - Cây trung tính: thời gian ra hoa không phụ thuộc vào độ dài ngày đêm, gồm phần lớn các loại cây trồng như cà chua, hướng dương, lạc, đậu.....
  • Độ dài ngày đêm quyết định sự ra hoa của cây, dô đó: cây đêm dài <=> cây ngày ngắn.
5. Đỏ và đỏ xa
  • Loại protein hấp thụ ảnh sáng đỏ (R) và loại protein hấp thụ ánh sáng đỏ xa (FR) và hai dạng của phitocrom.
  • Sự ra hoa của các cây ngày ngắn (đậu tương) và cây ngày dài (lúa mì) đã chịu ảnh hưởng của ánh sáng đỏ của phitôcrôm.
  • Ánh sáng đỏ (R) có bước sóng 660nm kìm hãm sự ra hoa của cây ngày ngắn, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
  • Ánh sáng đỏ xa (FR) còn gọi là đỏ sẫm (RS) có bước sóng 730nm kìm hãm sự ra hoa của cây ngày dài, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Kết quả Số thứ 8
STTTên nickSTT randomĐiểm sốGiải thưởng
1@phuong2k60507@gmail.com 14
2@Hắc Tử Thiên Nhi 24
3@Huỳnh Tiến Đại -.- 34100HMC
4@Linh_Alison_Nguyễn 44
5@Khánh Ngô Nam54100HMC
6@landghost 64100HMC
7@Junery N 74
8@Trần Nguyên Lan85800 HMC
9@lâm tùng apollo 94
10@Dương Phạm 106 104
11@02-07-2019. 115800HMC
12@mbappe2k5 Không hợp lệ
13@Nhật Hạ ! Không hợp lệ
[TBODY] [/TBODY]
Tuần này chỉ có 3 giải random, chúc mừng bạn có STT random là 3, 5 và 6
Video random

Rất tiếc vì có 2 bạn trả lời không hợp lệ vì đã quá mất thời gian, mong các bạn lần sau sẽ chú ý đến thời gian hơn để không xảy ra sự đáng tiếc này
Tuần này mình cũng khá là buồn vì bài các bạn giống nhau nhiều quá, dẫn đến sai hoặc thiếu giống nhau.
Điều này cho thấy các bạn có chép bài nhau hoặc là copy chung 1 nguồn, như thế không phù hợp với tiêu chí của minigame này, lần sau nếu có 2 bạn có bài giống nhau, mình sẽ loại trực tiếp không chấm nữa


Đáp án
bbbbbbb.png
1. Ngày và đêm: Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối.
2. Ra hoa: Quang chu kì ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây
3. Đêm tới hạn: Là thời gian tối tối thiểu (đối với cây ngày ngắn), và tối tối đa (đối với cây ngày dài) để cây ra hoa (rất nhiều bạn thiếu ý này, các bạn chỉ nói thời gian tối thiểu, tối đa thì không chấp nhận)
4. Ngày dài và ngày ngắn: Dựa vào quang chu kì chia làm 3 nhóm cây:
-Cây ngày ngắn ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ
-Cây ngày dài ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ
-Ngoài ra còn cây trung tính ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn
5. Đỏ và đỏ xa:
Phitocrom tồn tại ở hai dạng là P đỏ (660nm) kích thích sự ra hoa của cây ngày dài và P đỏ xa (730nm) kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn,2 dạng này có thể chuyển hóa lẫn nhau (ý này có càng tốt)

Cuối cùng chúc các bạn luôn vui vẻ và học tập tốt
Xin chào và hẹn gặp lại
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom