Hóa [Minigame] Hỏi - Đáp cùng Box Hóa số 22 (18/4/2020)

Status
Không mở trả lời sau này.

Nhóc 4 Mắt

Học sinh
Thành viên
10 Tháng một 2020
44
146
26
18
Lào Cai
THCS. Kim Tân
Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí CO2 tạo môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp chất của sắt gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng sắt, người ta thường phủ lên đồ vật bằng sắt một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi không khí và một số chất khác trong môi trường.
 

Khoảng lặng..

Học sinh gương mẫu
Thành viên
4 Tháng tư 2020
1,185
3,332
331
Phú Yên
HOCMAI Forum
Câu 5: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.

PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy.
 

yaya@ 2008

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng hai 2020
744
884
121
16
Hưng Yên
Thcs Hùng An
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẩn một ít điphotphin P2H4.
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm
 

Nhóc 4 Mắt

Học sinh
Thành viên
10 Tháng một 2020
44
146
26
18
Lào Cai
THCS. Kim Tân
Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.

PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy.
 

lam371

Học sinh gương mẫu
HV CLB Lịch sử
Thành viên
25 Tháng mười hai 2011
1,065
2,563
406
Bình Phước
Hogwarts School Of Witchcraft And Wizardry
Câu 5: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Ma trơi, có nơi gọi là ma chơi, là những đám lửa sáng lập lòe được nhìn thấy vào ban đêm, ngoài những khu nghĩa trang. Đây là một hiện tượng tự nhiên có thể giải thích bằng kiến thức khoa học, không phải là hiện tượng thần bí giống như ma.
Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.

PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy.
 

B.N.P.Thảo

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng tư 2018
791
930
146
Bình Thuận
THCS Tân Nghĩa
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẩn một ít điphotphin P2H4.
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Ma trơi là những đóm lửa cháy sáng bay trong không khí. Trong xương người và xương động vật có photpho, khi động vật chết thì photpho có trong đó sẽ phân hủy thành PH3 và P2H4. PH3 sẽ cháy ở 150 độ C, còn P2H4 thì có thể cháy trong khống khí=> tỏa nhiệt.=> tỏa ra nhiệt lượng => PH3 bốc cháy
Ma trơi thường xuất hiện ở nghĩa địa..
 

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Đáp án:
Câu 1:

Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi
vỡ nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay
hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S
có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.
Hg + S HgS
Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.
Câu 2:
Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen.
4 Ag + O2 + 2 H2S 2Ag2S + 2 H2O
Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt
khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát
triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu.
Câu 3:
Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều
chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít
nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.
Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion
sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều
kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới
Câu 4:
Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước .... sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:
2Fe + O2 + 2H2O Không khí ẩm 2Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn
mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh
kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.
Câu 5:
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi,
nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy
ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy
trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan
sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa
vào ban đêm.
Kết quả :
Những bạn trả lời đúng và nhanh nhất :

1. @02-07-2019.
2. @02-07-2019.
3. @Giang2k5
4. @mangthibanhao@gmail.com
5. @lâm tùng apollo
Những bạn may mắn :
1. @The key of love
2. @giangha13062013
3. @Nhóc 4 Mắt
4. @Hồng Minh
5. @nhuukha
Hiện tại tương tác với Minigame bị giảm rất nhiều nên hi vọng mọi người sẽ tham gia tích cực hơn vào tuần sau.
Cảm ơn và hẹn gặp lại.

BQT Box Hóa.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom