HCl nguyên chất là ở thể khí , khi hòa tan vào nước mới tạo dung dịch acid chlorhydric. HCl chỉ hòa tan vào trong nước cho đến khi nồng độ % của dung dịch là 36,5% ( lúc này gọi là hỗn hợp đẳng phí ) , tức là nồng độ dung dịch HCl không bao giờ quá được 36,5% và do đó HCl thường không gây nguy hiểm lắm. Dung dịch acid HCl có ở nồng độ tối đa cũng không hút nước mãnh liệt như H2SO4 đặc và do đó càng không thể hóa than những chất hữu cơ được.
Trong cơ thể con người
Trong cơ thể , HCl tồn tại ở dạng chủ yếu trong dịch vị dạ dày.Trong dịch vị dạ dày ngoài HCl còn có 1 hợp chất tên là pepsinogen. Khi có thức ăn tiếp xúc với niêm mạc dạ dày thì HCl và pepsinogen bắt đầu được phóng ra. Lúc này dưới xúc tác HCl và nhiệt độ cơ thể, pepsinogen chuyển hóa thành enzym pepsin có tác dụng phân cắt một vài chuỗi protein dài thành những chuỗi protein ngắn gọi là peptide.
vai trò của HCl trong đau dạ dày
Như vậy trong dạ dày , HCl đóng vai trò là một chất xúc tác để giải phóng ra enzym pepsin có tác dụng phân cắt protein ( chứ không phải glucid ) .
Axit clohidric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3) . Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho một vài phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể Có thể hấp thụ được.
Lượng axit clohidric trong dịch vị dạ dày người nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) , người ta bị bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) , người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối natri hidrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl –> NaCl + CO2 + H2O
Trong cơ thể con người
Trong cơ thể , HCl tồn tại ở dạng chủ yếu trong dịch vị dạ dày.Trong dịch vị dạ dày ngoài HCl còn có 1 hợp chất tên là pepsinogen. Khi có thức ăn tiếp xúc với niêm mạc dạ dày thì HCl và pepsinogen bắt đầu được phóng ra. Lúc này dưới xúc tác HCl và nhiệt độ cơ thể, pepsinogen chuyển hóa thành enzym pepsin có tác dụng phân cắt một vài chuỗi protein dài thành những chuỗi protein ngắn gọi là peptide.
vai trò của HCl trong đau dạ dày
Như vậy trong dạ dày , HCl đóng vai trò là một chất xúc tác để giải phóng ra enzym pepsin có tác dụng phân cắt protein ( chứ không phải glucid ) .
Axit clohidric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3) . Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho một vài phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể Có thể hấp thụ được.
Lượng axit clohidric trong dịch vị dạ dày người nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) , người ta bị bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) , người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối natri hidrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl –> NaCl + CO2 + H2O