Mình không hiểu cái này! giải thích hộ với i

P

passingby

Mình cũng k hiểu! Huhu....bài 2 và bài 8 cùng dạng hay sao ý? Cách hỏi khác nhau nhưng cách làm giống nhau!
 
H

hocmai.toanhoc

cái bài số 2 bài tập tự luyện chuyên đề bài toán về sự tương giao hàm phân thức
Chào em!
Em có thể nói cụ thể phần không hiểu để hocmai.toanhoc giảng lại cho em được không? Hocmai.toanhoc đã xem lại và thấy bài giải cũng khá chi tiết đấy chứ. Em có thể đưa bài ấy vào paint, khoanh tròn phần không hiểu giúp anh chị nhé! Hoặc em có thể gọi điện tới tổng đài, hocmai sẽ tư vấn cho em một cách nhanh chóng nhé!
 
H

hocmai.toanhoc

Huhu....em nhầm....em cứ nghĩ bạn ấy nói đến bài tương giao hàm đa thức. Huhic...:( Cả bài ấy,em gần như không hiu...lắm....:((
Em có thể tham khảo cách giải bài này và suy ra bài tập số 8 xem còn chưa hiểu chỗ nào nhé!
picture.php
 
P

passingby

Em cảm ơn ạ! Em hiểu bài 8 rồi ạ! Ý em muốn hỏi là bài 2 và bài 8 có mqhệ j vs nhau ạ? ^^ Cắt nhau tại 4 điểm cách đều phân biệt hay tại 4 điểm phân biệt lập thành 1 CSC là như nhau phải không anh? Bài 8 có phải làm ra kết quả rõ ràng m bằng bao nhiêu k ạ? Em nghĩ bài 2 và bài 8 cùng 1 dạng phải k ạ? :-/
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.toanhoc

Em cảm ơn ạ! Em hiểu bài 8 rồi ạ! Ý em muốn hỏi là bài 2 và bài 8 có mqhệ j vs nhau ạ? ^^ Cắt nhau tại 4 điểm cách đều phân biệt hay tại 4 điểm phân biệt lập thành 1 CSC là như nhau phải không anh? Bài 8 có phải làm ra kết quả rõ ràng m bằng bao nhiêu k ạ? Em nghĩ bài 2 và bài 8 cùng 1 dạng phải k ạ? :-/

Hi em!
4 điểm tạo với nhau theo cấp số cộng và 4 điểm cách đều nhau thì đều một ý nghĩa cả em ạ.
Vì theo định nghĩa: cấp số cộng là gì nào? Là số sau cách số trước 1 số d. Vậy 4 điểm cách đều nhau có phải cũng nghĩa thế không? :)
Bài 8 có làm ra kết quả rõ ràng m bằng bao nhiêu
là sao em?
Nói chung 2 bài đó đều là một dạng và em có thắc mắc gì về kết quả bài 8 à?
 
P

passingby

Hi em!
4 điểm tạo với nhau theo cấp số cộng và 4 điểm cách đều nhau thì đều một ý nghĩa cả em ạ.
Vì theo định nghĩa: cấp số cộng là gì nào? Là số sau cách số trước 1 số d. Vậy 4 điểm cách đều nhau có phải cũng nghĩa thế không? :)
là sao em?
Nói chung 2 bài đó đều là một dạng và em có thắc mắc gì về kết quả bài 8 à?
^^ Dạ không ạ....Tại em thấy 2 bài giống nhau mà cách làm cứ khác khác nhau....1 tẹo! :D
Bài 8 thầy chỉ tìm ra khoảng của m,ví dụ như lớn hơn bao nhiêu hoặc nhỏ hơn bao nhiêu,còn bài 2 thầy làm rõ ra m bằng bao nhiêu ạ! :D
 
H

hocmai.toanhoc

^^ Dạ không ạ....Tại em thấy 2 bài giống nhau mà cách làm cứ khác khác nhau....1 tẹo! :D
Bài 8 thầy chỉ tìm ra khoảng của m,ví dụ như lớn hơn bao nhiêu hoặc nhỏ hơn bao nhiêu,còn bài 2 thầy làm rõ ra m bằng bao nhiêu ạ! :D
Hi em!
Đến đây rồi có lẽ em đã có câu trả lời rồi chứ nhỉ. Bài 2 + 8 đều có nội dung như nhau. Vậy bài 8 vẫn còn thiếu ý cách [TEX]X_1=9X_2[/TEX] Vậy em còn phải giải tiếp để ra kết quả cuối cùng. Tất cả các bài giải của hocmai chỉ mang tính chất hướng dẫn phương pháp em ạ.
 
P

passingby

Em muốn hỏi 1 số thắc mắc về các bài tập trong BTTL tương giao của hàm đa thức ạ. :D Đây là bài giảng em thấy difficult nhất trong chuyên đề 1 ạ ( may là bài free,xem lại thoải mái :D )
+Bài 1: Ý 1.2,hàm số cắt (d) tại 3 điểm pb schho AB=BC,từ đó sao lại có đc đk g'(x)=0 có 2ng pb và điểm uốn phải nằm trên Ox ạ?
+Bài 3: Gần như k hiểu j ạ! :D
+Bài 6: M là trung điểm của AB thì có lợi j khi tính S tam giác OAB ạ? Nếu làm như bthường thì phải tính kc từ M đến đt AB phải không ạ?
+ Bài 7: Em k hiểu chỗ lập luận x>1 thì t(x)>t(1)=0 ạ. Từ đó sao suy ra đc để tmãn ycbt thì ptr 3 phải có 2 ng dương ạ?
P/S: Mong hocmai.toanhoc explain cho em ạ. Hihi..em còn nhiều thiếu sót trong kĩ năng học Toán ạ nên có nhiều vấn đề đơn giản cũng không làm ra :D Mong nhận đc sự giúp đỡ từ hocmai.toanhoc ạ! ^^ Em cảm ơn! :D
 
M

myt_kute123

CHo em hỏi tí. Khi vẽ đồ thị, ở bước giao với ox em không giải pt mà cho x hoặc y luôn có đc ko ạ
 
H

hocmai.toanhoc

CHo em hỏi tí. Khi vẽ đồ thị, ở bước giao với ox em không giải pt mà cho x hoặc y luôn có đc ko ạ
Chào em!
Các bước làm theo thầy Lê Bá Trần Phương hướng dẫn là phương pháp chung nhất và có tính hệ thống nhất. Tuy nhiên trong quá trình làm bài, các em cũng có thể viết:
Đồ thị cắt Ox: x= 0 => y=?
Đồ thị cắt Oy: y=0 =>x=?
Các em có thể suy ra ngay. Hoặc khi thấy nghiệm không đẹp, các em có thể vẽ một bảng giá trị toàn những điểm dễ vẽ (tất nhiên trong bảng giá trị đó phải có đủ cả cực đại cực tiểu)
 
H

hocmai.toanhoc

Em muốn hỏi 1 số thắc mắc về các bài tập trong BTTL tương giao của hàm đa thức ạ. :D Đây là bài giảng em thấy difficult nhất trong chuyên đề 1 ạ ( may là bài free,xem lại thoải mái :D )
+Bài 1: Ý 1.2,hàm số cắt (d) tại 3 điểm pb schho AB=BC,từ đó sao lại có đc đk g'(x)=0 có 2ng pb và điểm uốn phải nằm trên Ox ạ?
Bài 1: Hàm số cắt (d) tại 3 điểm phân biệt AB = AC, hay nói cách khác cắt tại 3 điểm cách đều nhau, hay cắt tại 3 điểm có hoành độ tạo nên cấp số cộng. Nếu bài toán này giải theo pp cấp số cộng cũng đúng nhưng mất thời gian.
Em vẽ minh họa hình tổng quát sẽ thấy điểm uốn nằm ngay trên trục Ox. Vậy cách này đơn giản và ngắn gọn hơn nhiều.
 
H

hocmai.toanhoc

+Bài 6: M là trung điểm của AB thì có lợi j khi tính S tam giác OAB ạ? Nếu làm như bthường thì phải tính kc từ M đến đt AB phải không ạ?
+ Bài 7: Em k hiểu chỗ lập luận x>1 thì t(x)>t(1)=0 ạ. Từ đó sao suy ra đc để tmãn ycbt thì ptr 3 phải có 2 ng dương ạ?

Bài 6: M là trung điểm và tính diện tích tam giác AOB là độc lập nhau.
Bài 7: x > 1 thì t(x) > t(1) vì hàm t(x) là hàm đồng biến (đã chứng minh nhờ đạo hàm t'(x) >0)
t(x) > t(1) = 0 nghĩa là t(x) >0
Nghĩa là với x > 1 thì t >0. Vậy để thỏa mãn yêu cầu bài toán thì pt theo t phải có nghiệm dương.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom