Sử 9 Mĩ , Nhật , Tây Âu

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,668
996
Nam Định
In the sky
So sánh 3 trung tâm kinh tế tài chính : Mĩ , Nhật , Tây Âu

Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1973, chính quyền Mĩ luôn thực hiện chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong năm 1972, Mĩ phát triển mối quan hệ với Trung Quốc.
1973-1991: Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
Trong thập kỷ 90, Chính quyền B. Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược“Cam kết và mở rộng”, Mĩ tìm cách vươn lên và chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.
NHẬT
- Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.
- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
- Các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.
- Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
TÂY ÂU
- EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn trong cả lĩnh vực chính trị, đối ngoại, an ninh.
- Số lượng các nước thành viên tăng lên nhanh chóng.
- Đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết CT- KT lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới.
Nguồn nguoikesu
 

Goemon

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười một 2019
2
0
1
18
An Giang
THPT CHâu Thành
Mỹ
- Trong khi các nước bị tàn phá bởi chiến tranh, Mĩ lại là nước trung gian buôn bán vũ khí chiến tranh và hàng hóa cho cả hai bên tham chiến và đút túi lợi nhuận kếch xù.
- Mĩ không những bị chiến tranh tàn phá mà trong giai đoạn chiến tranh, nhiều người ưu tú ở các nước này đã chạy sang Mĩ, trở thành công dân Mĩ và xây dựng Mĩ phát triển mọi mặt.
- Xã hội ổn định, không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh nên sản xuất càng phát triển.
Nhật
- Đường lối chỉ đạo của bộ máy lãnh đạo Nhật Bản đúng đắn, sáng suốt.
- Công ty Nhật Bản có tiềm năng, cạnh tranh cao vì đã xây dựng được cách thức, mô hình quản lý chuyên nghiệp, khoa học cùng với tầm nhìn xa rộng.
- Lao động có tay nghề chuyên môn cao, con người Nhật chịu khó, thông minh, sáng tạo và chăm chỉ.
- Nước Nhật luôn áp dụng các thành tự khoa học – kỹ thuật để đưa năng suất lao động không ngừng nâng cao.
- Tận dụng các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam để làm giàu, sử dụng nguồn viện trợ của Mĩ để xây dựng kinh tế đất nước phát triển.
- Nguồn kinh phí cho quân sự cực thấp, nên Nhật Bản dành nguồn vốn đầu tư cho kinh tế.
Tây Âu
Năm 1948, để khôi phục kinh tế sau những thiệt hại của chiến tranh, Tây Âu nhận viện trợ Mĩ, và phụ thuộc vào Mĩ.
- Phong trào của công nhân đấu tranh đòi dân chủ bị tầng lớp lãnh đạo ở các nước Tây Âu tìm cách dập tắt, quyền tự do dân chủ bị thu hẹp.
- Các nước Tây Âu chạy đua mua sắm vũ khí, xây dựng nhiều căn cứ quân sự và tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO.
- Với mục đích thôn tính các nước thuộc địa trước đây, các nước Tây Âu tiến hành xâm lược trở lại.
- Nước Đức bị các nước Đồng Minh phân chia kiểm soát, chiếm đóng.
+ 9-1949, Cộng hòa Liên bang Đức thành lập và có những bước phát triển ấn tượng.
+ 10-1949, Cộng hòa dân chủ Đức thành lập.
 
Last edited by a moderator:

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
So sánh 3 trung tâm kinh tế tài chính : Mĩ , Nhật , Tây Âu

* Từ 1945 đến 1950:
- Mỹ phục hồi kinh tế nhanh chóng, tăng nhanh sản lượng của các lĩnh vực trong kinh tế
- Nhật phục hồi kinh tế dưới sự chỉ đạo của quân Mỹ chiếm đóng
- Tây Âu phục hồi kinh tế qua kế hoạch viện trợ Marshall của Mỹ

* Từ 1950 đến 1973:
- Kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc, là nước khởi phát cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính đứng đầu thế giới
- Kinh tế Nhật phát triển "thần kỳ" (1952 - 1973) và có nhiều thành tựu, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai thế giới
- Kinh tế Tây Âu phục hồi và phát triển, nổi bật là Anh và Pháp

* Từ 1973 đến 1991:
- Kinh tế Mỹ khủng hoảng triền miên do khủng hoảng dầu mỏ 1973 (4 - 5 lần khủng hoảng), Mỹ mất dần ảnh hưởng trên quốc tế do thất bại trong chiến tranh Việt Nam
- Kinh tế Nhật khủng hoảng không nghiêm trọng (được phục hồi một phần dưới thời Nakasone và Kaifu), vấp phải không ít sự cạnh tranh từ "bốn con rồng châu Á" là Hàn Quốc, Hongkong, Đài Loan và Singapore. Từ năm 1976, thủ tướng Tanaka chuyển chính sách sang quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á để kết nối, phát triển kinh tế ở các nước này
- Tây Âu khủng hoảng kinh tế nặng: trầm trọng nhất là Anh (2,2%) kế đó là Pháp (1,8%); chính quyền hai nước này khủng hoảng liên miên, nhưng ở Pháp rối loạn cực độ thời chuyển giao giữa Cộng hòa thứ 4 và Cộng hòa thứ 5 + chính sách "thoát khỏi Mỹ" của De Gaulle

* Từ 1991 đến nay: các nước trên đã dần phục hồi được kinh tế, mặc dầu có vướng vào "khủng hoảng tài chính châu Á" 1998 và vài cuộc khủng hoảng lớn nhỏ, nhưng nhìn chung đã ổn định
 
  • Like
Reactions: Giang Huyền
Top Bottom