Mình nghĩ như này, mình tự mò nên không chắc là sẽ đúng nên bạn tham khảo thôi nha:
Nếu như P sai mà Q đúng thì vẫn được xem là mệnh đề đúng, thì lúc đó ta vẫn chưa kết luận được P có kéo theo Q hay không. Chẳng hạn "Nếu trời mưa thì tôi đi ngủ" Trong trường hợp này nếu tôi đi ngủ mà trời không mưa thì khi đó không thể kết luận được trời mưa sẽ kéo theo tôi đi ngủ. Và trong một mệnh đề chỉ có đúng hoặc sai, những trường hợp mà không kết luận được đúng hay sai như trường hợp trên thì người ta sẽ coi đó là mệnh đề đúng (hay vacuous truth - sự thật trống rỗng).
P sai, Q sai thì cũng giống như trên lúc này chưa thể kết luận được P có kéo theo Q hay không "Nếu trời mưa thì tôi đi ngủ" mà tôi không đi ngủ mà trời cũng không mưa vậy cũng chưa biết được P có kéo theo Q hay không (P là "nếu trời mưa", Q: "tôi đi ngủ")
Trường hợp P đúng Q sai thì mình có thể nhìn thấy: nếu như P mà đúng mà Q mà sai thì rõ ràng P không thể kéo theo Q. Ví dụ giống như trên "Nếu trời mưa thì tôi đi ngủ". Trong trường hợp này trời mưa rồi nhưng tôi lại không đi ngủ thì rõ ràng P không thể nào kéo theo Q do đó mệnh đề sai (P là "nếu trời mưa", Q: "tôi đi ngủ").
Nếu không hiểu bạn hỏi lại nha
en.m.wikipedia.org