Mấy Pro` zo^ đi

K

kun_kun_kiu_kiu_95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài tập nhỏ ôn thi chuyên hóa số 1
Bài 1: Cho lá sắt kim loại vào:
a. Dd H2SO4 loãng
b. Dd H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4
Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết các phương trình trong mỗi trường hợp.
Bài 2: Trình bày phương pháp tách:
a. Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3; Al2O3; SiO2 ở dạng bột.
b. Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe ở dạng bột.
Với mỗi trường hợp chỉ dùng duy nhất một dung dịch chứa một hóa chất và lượng oxit hoặc kim loại cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu. Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện.
Bài 3. Hỗn hợp A gồm BaO; FeO; Al2O3. Hòa tan A trong lượng dư nước, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, pư tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dd NaOH dư thấy tan 1 phần còn lại chất rắn G. Hòa tan hết G trong lượng dư dd H2SO4 loãng rồi cho dd thu được tác dụng với KMnO4. Viết phương trình phản ứng xảy ra (Biết trong môi trường axit KMnO4 bị khử thành Mn (II)).
Bài 4: X, Y là hai hiđro cacbon có cùng công thức phântử là C5H8. X là monome dùng để trùng hợp thành cao su isopren ; Y có mạch cacbon phân nhánh và tạo kết tủa khi cho phản ứng với dd NH3 có Ag2O. Hãy cho biết CTCT của X, Y. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 5: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 2 chất bột có màu tương tự nhau Fe2O3 và Fe3O4.
Bài 6: Từ X, xenlulozơ, các chất vô cơ, xúc tác cần thiết, có thể điều chế chất hữu cơ M theo sơ đồ phản ứng sau:

Cho biết D4 là một trong các sản phẩm của phản ứng cộng HCl vào các nguyên tử cacbon ở vị trí 1, 4 của X ; D6 là 3-metyl butanol - 1. Xác định công thức cấu tạo của các chất hữu cơ D1, D2, D3, D4, D5, D6, M và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Bài 7: Hãy nêu tính chất hóa học chung của:
a. Các hợp chất của sắt (II).
b. Các hợp chất sắt (III)
Bài 8: Trong đều kiện không có không khí, cho Fe cháy trong khí clo được một hợp chất A và nung hỗn hợp bột (Fe và S) được một hợp chất B. Bằng các phản ứng hóa học , hãy nhận biết các thành phần và hóa trị của các nguyên tố trong A và B.
Bài 9: Một axit A mạch hở, không phân nhánh có công thức phân tử (C3H5O2)n
a. Xác định n và viết CTCT của A.
b. Từ một chất B có CTPT CxHyBrz , chọn x, y, z thích hợp để từ B điều chế được A.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 10: Viết các ptpư điều chế các chất sau từ axetilen và các chất vô cơ cần thiết : phenol, anilin, PVC, cao su buNa . Ghi rõ điều kiện phản ứng
Bài 11: Cho KMnO4 tác dụng HCl đặc thu được khí màu vàng lục . Dẫn khí thu được vào dd KOH đã được đun nóng tới 100oC . Viết ptpư .
Bài 12: Cho M là 1 kim loại, Viết các ptpư theo dãy biến hóa sau


Bài 13 : Từ xenlulozơ điều chế etylaxetat và xenlulozơ trinitrat
Bài 14: Cho sơ đồ phản ứng :
2SO2 + O2 SO3
Pư trên sẽ xảy ra theo chiều như thế nào?
a. Cho phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt. Nếu tăng nhiệt độ phản ứng sẽ xảy ra theo chiều nào?
b. Nếu tăng áp suất phản ứng sẽ xảy ra theo chiều nào?
c. Nếu thêm xúc tác phản ứng sẽ xảy ra theo chiều nào?
Bài 15: Một hợp chất quan trọng của nhôm trong tự nhiên là criolit . Viết công thức của criolit và cho biết hợp chất này được sử dụng trong quá trình sản xuất nhôm với mục đích gì?
Bài 16: Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa sau (các chất viết dưới dạng CTCT):
C5H10O C5H10Br2O C5H9Br3 C5H12O3 C8H12O6
Cho biết chất ứng với CTPT C5H10O là một rượu bậc 3 mạch hở.
Bài 17: Một anđehit no A mạch hở, không phân nhánh có công thức thực nghiệm là (C2H3O)n
a. Tìm CTCT của A (anđehit là nhóm chức – CHO )
b. Oxi hóa A trong điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ B . Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol B và 1 mol rượu metylic với xt H2SO4 đặc thu được hai este E và F ( F có khối lượng phân tử lớn hơn E ) Với tỉ lệ khối lượng mE : mF = 1,81 . Viết các ptpư xảy ra và tính khối lượng mỗi este thu được, biết rằng chỉ có 72 % lượng rượu bị chuyển hóa thành este.
Bài 18 : Tổng số hạt proton, nơton, elẻcton trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12.
a. Xác định 2 kim loại A và B . Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố:Na(Z=11)
Mg (Z=12) ; Al (Z=13) ; K (Z=19) ; Ca (Z=20) ; Fe (Z=26) ; Cu (Z=29) ; Zn (Z=30)
b. Viết các ptpư điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một oxit của B.
Bài 19: Chỉ dùng thêm nước , hãy nhận biết 4 chất rắn Na2O ; Al2O3 ; Fe2O3 ; Al chứa trong các lọ riêng biệt . Viết các ptpư.
Bài 20: Hoàn thành các ptpư sau:
FeS + HCl Khí A + ….
KClO3 Khí B + ….
Na2SO3 + HCl Khí C + ….
Cho A, B, C tác dụng với nhau từng đôi một. Viết ptpư.

Bài 21
Cho Fe + HCl Khí X ; Nhiệt phân Kali nitrat Khí Y ; Khí Z thu được từ phản ứng của HCl đặc với Kali pemanganat. Xác định X, Y, Z và viết ptpư.
Bài 22
Cho 40 ml HCl 0,75 M thì cần bao nhiêu ml hỗn hợp Ba(OH)2 0,08M và NaOH 0,04M .
Bài 23
Trong các chất : Rượu etylic, phenol và axit axetic, chất nào có phản ứng với Na, với dd NaOH và với CaCO3 ? Viết ptpư.
Bài 24
a. Từ axit metacrylic (CH2 = C(CH3)COOH) và rượu metylic. Viết ptpư điều chế poli metyl metacrylat.
b. Để điều chế được 120 kg poli metyl metacrylat cần bào nhiêu kg rượu và axit tương ứng? Biết hiệu suất của cả quá trình là 75%.
Bài 25
Viết sơ đồ cấu tạo của Cl (Z=17) Ca (Z= 20). Cho biết vị trí của chúng trong bảng HTTH
Bài 26
Tiến hành các thí nghiệm sau:
a. Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dd HCl đến dư vào dd Na2CO3
b. Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dd Na2CO3 đến dư vào dd HCl
Nêu hiện tượng và viết ptpư.
Bài 27
Hoàn thành sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo
Metan Axetilen Vinyl clorua PVC
Axetilen Vinyl axetilen Butađien 1,3 Cao su Buna
(Bài này là 1 sơ đồ liền nhưng để vậy cho dễ đưa bài lên)
Bài 28
Cho hỗn hợp gồm FeS2 , FeCO3
a. Tác dụng hết với dd HNO3 đặc , nóng tạo ra dd A và hỗn hợp khí B gồm NO2 và CO2 . Thêm dd BaCl2 vào dd A . Hấp thụ khí B bằng dd NaOH dư.
b. Nung hỗn hợp trên trong không khí thu được oxit sắt và khí B1, B2 . Tỉ lệ khối lượng phân tử B1:B2 = 11 : 16
Xác định các chất và viết phương trình phản ứng.
Bài 29
Hỗn hợp A gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO Cho khí CO dư qua A nung nóng được chất rắn B . Hòa tan B vào dd NaOH dư được dd C và chất rắn D. Cho dd HCl dư vào dd C. Hòa tan chất rắn D vào dd HNO3 loãng dư (pư tạo khí NO). Viết ptpư xảy ra.
Bài 30
Viết các ptpư thực hiện biến hóa sau:
Ca3(PO4)2 H3PO4 Ca(H2PO4)2
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468 kg Ca(H2PO4)2 biết
H = 80%.
Bài 31
Cho hirđo cacbon A tác dụng với brom trong điều kiện thích hợp , chỉ thu được một dẫn xuất chứa brom có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5 . Xác định công thức phân tử Viết các CTCT có thể có và xác định CTCT đúng của hiđro cacbon A.
Bài 32
Viết ptpư của H2S tác dụng O2; SO2, nước clo.
Bài 33
Hãy điều chế Ca và Mg từ quặng đôlômit chỉ được dùng nước và dd HCl (các thiết bị thí nghiệm có đủ)
Bài 34
Chỉ được sử dụng một dung dịch chứa một chất tan để nhận biết các dung dịch muối sau: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 đựng trong các lọ riêng biệt, mất nhãn. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Bài 35
Đốt cháy hoàn toàn 33,4g hỗn hợp B1 gồm bột các kim loại Al, Fe, Cu ngoài không khí, thu được 41,4g hỗn hợp B2 gồm 3 oxit. Cho toàn bộ hỗn hợp B2 thu được tác dụng với H2SO4 20% , d = 1,14 g/ml.
a. Viết ptpư
b. Tính thể tích tối thiểu của dd H2SO4 20% để hòa tan hết hỗn hợp B2.
Bài 36
a. Viết các phương trình hóa học chứng tỏ phenol có tính axit, axit yếu.
b. Axit fomic tác dụng Ag2O/NH3 : Cu(OH)2 Cu2O . viết ptpư giải thích
Bài 37
Đốt cháy hoàn toàn 1,04 gam một hợp chất hữu cơ D cần vừa đủ 2,24 lít O2 (đktc) chỉ thu được khí CO2 và hơi nước H2O theo tỉ lệ thể tích VCO2 : VH2O = 2 : 1 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp xuất. Xác định CTPT, CTCT của D. Biết . D chứa vòng benzen và tác dụng được với dd Brom . Viết ptpư.
Bài 38
So sánh nhiệt độ sôi của : n – propylic, axitaxetic, metyl fomiat.
Bài 39
Cho muối cacbonat của kim loại M (MCO3), chia hỗn hợp đó thành hai phần bằng nhau .
a. Hòa tan phần 1 bằng dung dịch H2SO4 loãng, đủ chất khí và dd G1. Cô cạn G1 được 7,6g muối sunfat trung hòa khan . Xác định MCO3
b. Cho phần hai tác dụng vừa đủ với dd HNO3 , được hỗn hợp khí CO2 và NO và dd G2 . Khi thêm dd HCl dư vào dd G2, thì dd thu được hòa tan tối đa bao nhiêu gam bột đồng kim loại , biết rằng có khí NO bay ra.
Bài 40
Cho 6 hợp chất hữu cơ đơn chức , mạch hở có cùng CTPT là C4H8O2. Viết CTCT thu gọn của các chất đó.
 
K

kira_l

bài tập nhỏ ôn thi chuyên hóa số 1
Bài 1: Cho lá sắt kim loại vào:
a. Dd H2SO4 loãng
b. Dd H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4
Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết các phương trình trong mỗi trường hợp.
Bài 2: Trình bày phương pháp tách:
a. Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3; Al2O3; SiO2 ở dạng bột.
b. Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe ở dạng bột.
Với mỗi trường hợp chỉ dùng duy nhất một dung dịch chứa một hóa chất và lượng oxit hoặc kim loại cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu. Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện.
Bài 3. Hỗn hợp A gồm BaO; FeO; Al2O3. Hòa tan A trong lượng dư nước, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, pư tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dd NaOH dư thấy tan 1 phần còn lại chất rắn G. Hòa tan hết G trong lượng dư dd H2SO4 loãng rồi cho dd thu được tác dụng với KMnO4. Viết phương trình phản ứng xảy ra (Biết trong môi trường axit KMnO4 bị khử thành Mn (II)).

Bài 5: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 2 chất bột có màu tương tự nhau Fe2O3 và Fe3O4.

Bài 7: Hãy nêu tính chất hóa học chung của:
a. Các hợp chất của sắt (II).
b. Các hợp chất sắt (III)
Bài 8: Trong đều kiện không có không khí, cho Fe cháy trong khí clo được một hợp chất A và nung hỗn hợp bột (Fe và S) được một hợp chất B. Bằng các phản ứng hóa học , hãy nhận biết các thành phần và hóa trị của các nguyên tố trong A và B.

Bài 11: Cho KMnO4 tác dụng HCl đặc thu được khí màu vàng lục . Dẫn khí thu được vào dd KOH đã được đun nóng tới 100oC . Viết ptpư .
Bài 12: Cho M là 1 kim loại, Viết các ptpư theo dãy biến hóa sau

Bài 14: Cho sơ đồ phản ứng :
2SO2 + O2 SO3
Pư trên sẽ xảy ra theo chiều như thế nào?

a. Cho phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt. Nếu tăng nhiệt độ phản ứng sẽ xảy ra theo chiều nào?
b. Nếu tăng áp suất phản ứng sẽ xảy ra theo chiều nào?
c. Nếu thêm xúc tác phản ứng sẽ xảy ra theo chiều nào?

Bài 18 : Tổng số hạt proton, nơton, elẻcton trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12.
a. Xác định 2 kim loại A và B . Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố:Na(Z=11)
Mg (Z=12) ; Al (Z=13) ; K (Z=19) ; Ca (Z=20) ; Fe (Z=26) ; Cu (Z=29) ; Zn (Z=30)
b. Viết các ptpư điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một oxit của B.
Bài 19: Chỉ dùng thêm nước , hãy nhận biết 4 chất rắn Na2O ; Al2O3 ; Fe2O3 ; Al chứa trong các lọ riêng biệt . Viết các ptpư.
Bài 20: Hoàn thành các ptpư sau:
FeS + HCl Khí A + ….
KClO3 Khí B + ….
Na2SO3 + HCl Khí C + ….
Cho A, B, C tác dụng với nhau từng đôi một. Viết ptpư.


Bài 21
Cho Fe + HCl Khí X ; Nhiệt phân Kali nitrat Khí Y ; Khí Z thu được từ phản ứng của HCl đặc với Kali pemanganat. Xác định X, Y, Z và viết ptpư.
Bài 22
Cho 40 ml HCl 0,75 M thì cần bao nhiêu ml hỗn hợp Ba(OH)2 0,08M và NaOH 0,04M .

Bài 25
Viết sơ đồ cấu tạo của Cl (Z=17) Ca (Z= 20). Cho biết vị trí của chúng trong bảng HTTH
Bài 26
Tiến hành các thí nghiệm sau:
a. Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dd HCl đến dư vào dd Na2CO3
b. Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dd Na2CO3 đến dư vào dd HCl
Nêu hiện tượng và viết ptpư.



Chỉ được sử dụng một dung dịch chứa một chất tan để nhận biết các dung dịch muối sau: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 đựng trong các lọ riêng biệt, mất nhãn. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

Bài 39
Cho muối cacbonat của kim loại M (MCO3), chia hỗn hợp đó thành hai phần bằng nhau .
a. Hòa tan phần 1 bằng dung dịch H2SO4 loãng, đủ chất khí và dd G1. Cô cạn G1 được 7,6g muối sunfat trung hòa khan . Xác định MCO3
b. Cho phần hai tác dụng vừa đủ với dd HNO3 , được hỗn hợp khí CO2 và NO và dd G2 . Khi thêm dd HCl dư vào dd G2, thì dd thu được hòa tan tối đa bao nhiêu gam bột đồng kim loại , biết rằng có khí NO bay ra.

post lắm bài thế nhở :))

mí chỗ đỏ đỏ nghi lắm post từ chỗ khác sang đúng hem ;;)

Bài 1: Cho lá sắt kim loại vào:
a. Dd H2SO4 loãng
b. Dd H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4

a> có bọt khí sinh ra

pt : H2SO4 + Fe ==== FeSO4 + H2

b> có kim loại đỏ bám xung quang Fe

pt : CuSO4 + Fe ==== Cu + FeSO4

Bài 2: Trình bày phương pháp tách:
a. Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3; Al2O3; SiO2 ở dạng bột.
b. Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe ở dạng bột.

a> cho tác dụng với HF => SiO2 tác dụng tan !

tác dụng với NaOH ===> Al2O3 tác dụng !

==> lọc chất rắn còn lại , lau khô là Fe2O3 !

b> cho tác dụng với H2SO4 ==> Fe tác dụng ! =>FeSO4=>Fe(OH)2=> Fe

lọc lau khô rồi cho tác dụng với HgSO4

Cu tác dụng =>CuSO4 => Cu(OH)2=>Cu

lọc lau khô còn lại Ag

xong !
 
K

kira_l

Bài 21
Cho Fe + HCl Khí X ; Nhiệt phân Kali nitrat Khí Y ; Khí Z thu được từ phản ứng của HCl đặc với Kali pemanganat. Xác định X, Y, Z và viết ptpư.
.


khí X : H2

khí Y : O2

khí Z : Cl2

pt : HCl + Fe ==== FeCl2 + H2

2KClO3 ==== 2KCl + 3O2

KMnO4 + 16 HCl = 2 KCl + 2 MnCl2 + 8 H2O + 5 Cl2


Bài 19: Chỉ dùng thêm nước , hãy nhận biết 4 chất rắn Na2O ; Al2O3 ; Fe2O3 ; Al chứa trong các lọ riêng biệt . Viết các ptpư.

Do là nhôm nguyên chất (ko phải Al2O3) nên Al cũng tác dụng với nước
Al + 3H20 ---> Al(OH)3 + 3/2H2 (2)=> xuất hiện kết tủa trắng !

chất nào tan trog nước là Na2O

pt : Na2O+ H2O ==== 2NaOH

cho NaOH vào 2 lok còn lại

chất nào tan dần trong NaOH là Al2O3 pt :

2NAOH+Al2O3=2NaAlO2+H2O

chất nào ko tác dụng là Fe2O3

xong !
 
Last edited by a moderator:
N

nth_9195

bài tập nhỏ ôn thi chuyên hóa số 1
Bài 3. Hỗn hợp A gồm BaO; FeO; Al2O3. Hòa tan A trong lượng dư nước, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, pư tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dd NaOH dư thấy tan 1 phần còn lại chất rắn G. Hòa tan hết G trong lượng dư dd H2SO4 loãng rồi cho dd thu được tác dụng với KMnO4. Viết phương trình phản ứng xảy ra (Biết trong môi trường axit KMnO4 bị khử thành Mn (II)).
Làm bài 3 trước:
[TEX]BaO + H_2O \to Ba(OH)_2[/TEX]
dd D: [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] và chất rắn (c/r) B: [TEX]FeO, Al_2O_3[/TEX]
[TEX]CO_2 + Ba(OH)_2 \to BaCO_3\downarrow + H_2O[/TEX]
[TEX]BaCO_3 + H_2O + CO_2 \to Ba(HCO_3)_2[/TEX]
[TEX]CO + FeO \to Fe + CO_2[/TEX]
c/r E: [TEX]Fe, Al_2O_3[/TEX]
[TEX]Al_2O_3 + 2NaOH \to 2NaAlO_2 + H_2O[/TEX]
c/r G: Fe
[TEX]Fe + H_2SO_4_l \to FeSO_4 + H_2\uparrow[/TEX]
[TEX]10FeSO_4 + 2KMnO_4 + 8H_2SO_4 \to 5Fe_2(SO_4)_3 + K_2SO_4 + 2MnSO_4 + 8H_2O[/TEX] (vì [TEX]H_2SO_4[/TEX] dư)

Không biết có thiếu phản ứng nào không :p
 
T

thanh_1905

mấy bài này chỉ là đề cương ôn tập thôi mà. Có bài nào hay thì cho bạn biết chứ vác bài tập lên cho các bạn làm hộ à ???
 
Top Bottom