mấy câu khó

D

dragonsquaddd

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
1 - Trong dầu hỏa người ta thấy có lẫn cát và nước, làm thế nào để tách cát và nước?
2 - Khi đun nước, lúc đầu nước lấy nhiệt để tăng nhiệt độ. Vì sao khi đạt đến $100^oC$, mặc dù ta vẫn tiếp tục đun, nghĩa là vẫn cung cấp nhiệt, nhưng nhiệt độ của nước không tăng nữa mà vẫn giữ ở $100^oC$ cho đến lúc cạn hết?


Câu 2:
Bằng các phương pháp hoá học hãy nhận biết 4 chất khí là: $O2 , H2 , CO2 , CO$ đựng trong 4 bình riêng biệt. Viết phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có).



Câu 3:
1 - Khí A chứa 80% cacbon và 20% hidro; 1 lít khí A (đktc) nặng 1,34gam. Xác định công thức hóa học của A? 2 - Đốt một hợp chất trong khí Y sinh ra khí Cacbonic, hơi nước và khí Nitơ. Trong thành phần của Y có nguyên tố nào? Vì sao? Câu 4: (2 điểm )
Chọn hệ số thích hợp hoàn thành sơ đồ pư sau: (không thay đổi chỉ số x, y)
 
Câu 5: ( 2 điểm) Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở $400^oC$. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.
a. Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra?
b.Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc?
 
D

darkness_baron

Câu 1:
- Tách cát: bằng pp lọc hoặc để lắng rồi gạn.
- Tách nước:
+ Đổ hỗn hợp dầu hỏa và nước vào phểu chiết. Do dầu hỏa không tan trong nước và nhẹ hơn nước nổi thành một lớp ở trên, nước tạo thành một lớp ở dưới.
+Mở phểu cho nước chảy ra từ từ. Khi nước chảy ra hết thì đóng khóa phểu còn lại dầu hỏa.

-Khi đã đến $100^oC$ (t0 sôi) nước lấy nhiệt để chuyển từ dạng lỏng sang dạng hơi nên nhiêt độ không tăng thêm được nữa.
 
D

darkness_baron

Câu 2

_ Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết khí O2 ( than hồng bùng cháy)
C + O2  CO2
_ Khí không cháy là CO2 .
_ Khí cháy được là H2 và CO.
2 H2 + O2  2 H2O

2 CO + O2  2 CO2
_ Sau phản ứng cháy của H2 và CO, đổ dung dịch Ca(OH)2 vào. Dung dịch nào tạo kết tủa trắng là CO2 , ta nhận biết được CO.
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O
 
D

darkness_baron

Câu 3
1)
22,4 lít khí A (1 mol) khí A nặng: 1,34 x 22,4= 30 (g)
Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol khí A là:
- mC = (80x 30) :100 = 24 (g)
- mH = 30 – 24= 6 (g)
Số mol của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là :
- nC = 24 : 12 = 2 (mol)
- nH = 6 : 1 = 6 (mol)
Vậy công thức hóa học của A là : C2H6

2 - Nguyên tố bắt buộc phải có trong thành phần của Y là C,H,N.
Vì ở sản phẩm sinh ra có các nguyên tố này nên ở chất tham gia phản ứng phải có có nguyên tố C,H,N
-Nguyên tố có thể có, có thể không trong thành phần của Y là O.

Vì ở sản phẩm có O nhưng ở chất tham gia phản ứng cũng tác dụng với khí Oxi khi đốt nên Khí Y có thể có hoặc không có O



Câu cuối mình chịu :D
 
T

tiendat102

Câu 5:
Gọi X là số gam CuO dư
\Rightarrow Số gam CuO đã phản ứng :20-X g
\Rightarrow nCuO phản ứng là (20-X):80 mol

PTHH:
[TEX]CuO+H_2 \Rightarrow Cu+H_2O[/TEX]
(20-X):80 mol (20-X):80 mol

Ta có PT:X+(20-X).64:80=16,8g
Giải PT ra ta có X=4g
\Rightarrow Số gam CuO đã phản ứng là : 20-4=16g
\Rightarrow n CuO đã phản ứng là :16:80=0,2mol

a)Màu đen của CuO chuyển thành màu đỏ là Cu và có 1 lượng CuO dư.Có hơi nước tạo thành trên ống nghiệm.
b) Theo PT: [TEX]nCuO=nH_2=0,2[/TEX]mol
[TEX]\Rightarrow V_{H_2}=0,2.22,4=4,48 L[/TEX]
 
T

thanhbinh98

Câu 1:
- Tách cát: bằng pp lọc hoặc để lắng rồi gạn.
- Tách nước:
+ Đổ hỗn hợp dầu hỏa và nước vào phểu chiết. Do dầu hỏa không tan trong nước và nhẹ hơn nước nổi thành một lớp ở trên, nước tạo thành một lớp ở dưới.
+Mở phểu cho nước chảy ra từ từ. Khi nước chảy ra hết thì đóng khóa phểu còn lại dầu hỏa.

-Khi đã đến $100^oC$ (t0 sôi) nước lấy nhiệt để chuyển từ dạng lỏng sang dạng hơi nên nhiêt độ không tăng thêm được nữa.
- Ê nếu trong nồi áp xuất thì nước đâu có sôi mà tiếp tục nóng 110-120-130.............:khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68):
 
Top Bottom