Mấy bài sinh thi thử tớ bị măx

L

lv_cn_dbk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tại sao vậy ?:confused::confused::confused:
Câu 1.Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại
A. đồng hợp
B. alen lặn
C. alen trội
D. alen dị hợp cá thể

Câu 2: Một hợp tử của gà (2n = 78) nguyên phân 1 số lần và đã hình thành 31 thoi vô sắc trong quá trình đó. Số lượng nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho hợp tử nguyên phân là:
A. 2262
B. 2349
C. 2418
D. 2496

Câu 3: Khi cho tự thụ phấn bắt buộc ở dòng giao phấn thì biểu hiện về mặt kiểu hình ở thế hệ sau như thế nào ?
A. Bộc lộ các tính trạng xấu như tăng trưởng chậm, năng suất thấp
B. Sức sống cao hơn bố mẹ
C. Năng suất tăng bất thường
D. Năng suất được ổn định
Câu 3 này tớ ko bít thế hệ sau họ hỏi là thế hệ ngay sau hay thế hệ ở đời 3,4,5.....:confused:
Câu 4: Trong các thể dị bội sau đây, thể nào là thể 3 nhiễm?
A. BBBb
B. Bb
C. Bbb
D. BO

Câu 5:

Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số nhiễm sắc thể là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng
A. mất nhiễm sắc thể
B. dung hợp 2 nhiễm sắc thể với nhau
C. chuyển đoạn nhiễm sắc thể
D. lặp đoạn nhiễm sắc thể
Giải thích bạn nhé.Thanks các bạn nhìu
 
D

ducquang_a1k40

Câu 1: ĐA :C vì Alen trội sẽ biểu hiện ngay ra KH cả ở đồng hợp và dị hợp
Câu 2; ĐA :C gọi x là số lần NP thì số thoi vô sắc hình thành là 2^x - 1
Ta lại có 31=2^5-1 -------> NP 5 lần------> số NST môi trường cung cấp là 78*(2^5-1)=2418
Câu 3 : mình nghĩ là A vì khi tự thụ bắt buộc thì các alen lặn có cơ hội đc tổ hợ với nhau nhiều hơn và đc biểu hiện ra Kh mà các gen lặn thường là gen xấu.......
Câu 4: A :là thể 4 mhiễm hoặc tứ bội
B ; là thể lưỡng bội bình thường
C : là thể 3nhiễm
D: là thể 1
chúng ta có thể dẽ thấy ĐA C đúng chắc chả cần giải thích
Câu 5: ĐA:B VÌ ta có Hàm lượng ADN ko đổi ---> ko thể mất NST cũng như lặp NST
còn chuyển đoạn NST thì chúng ta vẫn phải có 20NST
 
N

nhokngoc

Tại sao vậy ?:confused::confused::confused:
Câu 1.Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại
A. đồng hợp
B. alen lặn
C. alen trội
D. alen dị hợp cá thể


Câu 2: Một hợp tử của gà (2n = 78) nguyên phân 1 số lần và đã hình thành 31 thoi vô sắc trong quá trình đó. Số lượng nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho hợp tử nguyên phân là:
A. 2262
B. 2349
C. 2418
D. 2496
[
Câu 3: Khi cho tự thụ phấn bắt buộc ở dòng giao phấn thì biểu hiện về mặt kiểu hình ở thế hệ sau như thế nào ?
A. Bộc lộ các tính trạng xấu như tăng trưởng chậm, năng suất thấp
B. Sức sống cao hơn bố mẹ
C. Năng suất tăng bất thường
D. Năng suất được ổn định


Câu 3 này tớ ko bít thế hệ sau họ hỏi là thế hệ ngay sau hay thế hệ ở đời 3,4,5.....:confused:
Câu 4: Trong các thể dị bội sau đây, thể nào là thể 3 nhiễm?
A. BBBb
B. Bb
C. Bbb
D. BO

Câu 5:

Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số nhiễm sắc thể là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng
A. mất nhiễm sắc thể
B. dung hợp 2 nhiễm sắc thể với nhau
C. chuyển đoạn nhiễm sắc thể
D. lặp đoạn nhiễm sắc thể
Giải thích bạn nhé.Thanks các bạn nhìu
câu 1 :là alen trội vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu hinh , mah alen trội thì biểu hiện ngay ra kiểu hình qua một thế hệ .

câu 2 : ta có số thoi phân bào hình thành = ( 2^k - 1 ) k là số lần nguyên phân
số NST môi trường cung cấp =(2^k - 1 ) * 2n = 31* 78 =2418


câu 3 :tự thụ phấn sẽ làm giảm kiểu gen dị hợp tăng tỉ lệ đồng hợp ---> các thể đông hợp lặn có cơ hội đc biểu hiện ( tt lặn thuong có hại ) --->A
câu 4 :câu nì nhìn ;)
câu 5 : tớ nghĩ hàm lượng ADN ko đổi thì chắc là B

hì tớ làm vậy chẳng bjt có đứng không nữa ! mọi người xem rùi sử giùm tớ với nha !:)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom