mấy bài này khó wa m.n giải jjum cái

T

tranbuihuy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Cho hh A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 7,84 lít H2(đktc), dung dịch B và chất không tan C. Nung C trong kk dến khối lượng k đổi, ta thu được 8g chất rắn D. Cho dung dịch B vào dd KOH dư, ta thu được kết tủa E. Nung E trong kk đến klg không đổi, ta thu được 16g chất rắn G. Tính khối lượng từng kim loại trong hh A.

2. Cho 16,08 gam hh A gồm Fe và Cu td vs dd H2SO4 loãng vừa đủ thu được V lít H2(đktc) , được dd X và chất không tan . Cũng hh đó cho td vs dd H2SO4 đặc nóng dư thu được 7,728 lít SO2(đktc) và dd Y
a) Viết các pt pứ xảy ra.
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong A và tính V.
c) Nhúng thanh kim loại M vào dd X cho đến khi pứ kết thúc thì khối lượng thanh kim loại tăng lên 4,8 gam . Tìm kim loại M? Biết kim loại thoát ra bám hoàn toàn trên thanh M.

3. Khi cho 17,4 gam hh kim loại Y gồm Fe, Cu, Al phản ứng hết vs H2SO4 loãng dư ta thu được dung dịch A; 6,4g chất rắn và 9,856 lít khí B ở 27,3 độ C và 1 atm.
a) tính % khối lượng mỗi kim loại trong hh Y
b) tính nông độ mol/l của các chất trong dd A, biết rằng axit H2SO4 đã dùng có nồng độ 2mol/l và đã lấy được dư 10% so với lượng cần thiết để pứ. ( thể tích dung dich k thay đổi trong TN).
 
H

h0945159799

Trả lời :)

1 NHCl=0.35(Mol)
Vì Cu không phản ứng vói HCl nên sau phản ứng 8g chất rắn D là CuO
→ Khối lượng Cu trong hỗn hợp bđ là 6.4g
Sau khi nhiệt phân hoàn toàn E tđ 16g chất rắn, đó là Al2O3,Fe2O3
Gọi Số Mol Al,Fe lần lượt là x,y
Theo ĐLBT Electron: 3/2x+y=0.35 (1)
Theo ĐLBT Nguyên tố 160/2y=16 (2) (Vì Al(OH)3 tan trong KOH dư)
(1)(2)→ {█(x=0.1@y=0.2)┤
→ Khối lượng Al trong hộn hợp ban đầu là 2.7g
Khối lượng Fe trong hộn hợp ban đầu là 4.8g
2 Gọi số Mol Fe,Cu lần lượt là x,y
Ta có 56x+64y=16.08 (1)
Theo ĐLBT Electron: 3x+2y=0.69 (2)
(1),(2)→ {█(x=0.15@y=0.12)┤
a) Các ptpư: +) Cho hh A gồm Fe và Cu td vs dd H2SO4 loãng vừa đủ:
Fe+H2SO4FeSO4+ H2
+) Cho hh A gồm Fe và Cu td vs dd H2SO4 đặc nóng dư
2Fe+6H2SO4  Fe2(SO4)3+3SO2+6H2O
Cu+2H2SO4 CuSO4+SO2+2H2O
b) Khối lượng Fe= 8.4g
Khối lượng Cu=7.68g
V=3.36L
c) Ta có 2M+nFeSO4  M2 (SO4)n+nFe
Khối lượng kim loại tăng: 0.15*56- 0.3/n M=4.8
→M=12n. Với n=2→M=24
3 Gọi số Mol Fe,Cu,Al lần lượt là x,y,z
Ta có: 56x+64y+27z=17.4 (1)
Cho hh Y td H2SO4 loãng tđ 6.4g crắn → 64y=6.4 (2)
Số mol khí sau pứ: n=PV/RT=(1*9.856)/(0.082*(27.3+273))=0.4(mol)
↔ 2x+3z=0.8 (3)
(1)(2)(3)↔ {█(x=0.1@y=0.1@z=0.2)┤
→ Khối lượng Fe: 5.6g
Khối lượng Cu: 6.4g
Khối lượng Al: 5.4g
→ % Khối lượng Fe: 5.6/17.4*100=32.184%
% Khối lượng Cu: 6.4/17.4*100=36.782%
% Khối lượng Al: 5.4/17.4*100=31.034%
Số Mol H2SO4 pứ : 0.4 Mol
Số Mol H2SO4 tt: 4/9 Mol → V H2SO4=2/9 L
→ Số mol H2SO4: 2/45Mol
→ Số mol Al2(SO4)3: 0.1 Mol
→ Số mol FeSO4 : 0.1 Mol
CM H2SO4= 0.2 M
CM Al2(SO4)3=0.45M
CM FeSO4=0.45M
 
Top Bottom