Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
TẠI SAO CHÚNG TA CÓ THỂ NHÌN THẤY MẶT TRĂNG VÀO BAN NGÀY ?
Bình thường mà nói thì ai trong đời cũng sẽ nhìn thấy mặt trăng vào ban đêm và mặc định chúng ta cho rằng mặt trăng chỉ lơ lửng ở trên trời vào ban đêm thôi. Tuy vậy, thực ra nếu chú ý thì bạn có thể bắt gặp mặt trăng lang thang vào ban ngày, nhất là lúc chạng vạng. Tại sao lại như vậy?
Chúng ta đều đã biết rằng một ngôi sao thì phải có khả năng tự phát sáng. Mặt trăng và các hành tinh thì không phải là ngôi sao, do vậy chúng không có khả năng tự phát sáng mà chỉ có khả năng phản chiếu lại ánh sáng từ các ngôi sao. Trong hệ mặt trời của chúng ta, ánh sáng đi từ mặt trời phản chiếu tới 8 hành tinh (nếu tính cả Pluto – sao Diêm Vương nữa là 9) và các mặt trăng của các ngôi sao này. Thực tế vào ban ngày, trên trời vẫn đầy các ngôi sao và các hành tinh nhưng ánh sáng mà chúng phản chiếu không đủ mạnh bằng ánh sáng mặt trời, do vậy bạn không thể nhìn thấy chúng.
Mặt trăng (của Trái đất) được cấu tạo bằng đá xám có khả năng phản chiếu lại 7% ánh sáng chiếu lên bề mặt của nó. Do vậy ban ngày bình thường chúng ta khó có thể nhìn thấy mặt trăng do ánh sáng phản chiếu quá yếu. Tuy nhiên, ban đêm trên nền trời đen sẫm thì mặt trăng lại rất dễ nhìn thấy bởi nó là vật thể to nhất phát sáng tự nhiên. Tuy phản chiếu ít như vậy nhưng mặt trăng lại gần Trái đất hơn bất cứ một ngôi sao nào, do vậy ánh sáng từ mặt trăng vẫn sáng hơn 33.000 lần so với ánh sáng của ngôi sao sáng nhất trên bầu trời (sao Sirius – Thiên Lang). Khi ánh sáng mặt trời gỉảm nhưng chưa tắt hẳn (vào lúc rạng sáng hoặc chạng vạng tối), chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy mặt trăng, nhất là vào những hôm trăng tròn.
Nguồn : facts báo mới
Bình thường mà nói thì ai trong đời cũng sẽ nhìn thấy mặt trăng vào ban đêm và mặc định chúng ta cho rằng mặt trăng chỉ lơ lửng ở trên trời vào ban đêm thôi. Tuy vậy, thực ra nếu chú ý thì bạn có thể bắt gặp mặt trăng lang thang vào ban ngày, nhất là lúc chạng vạng. Tại sao lại như vậy?
Chúng ta đều đã biết rằng một ngôi sao thì phải có khả năng tự phát sáng. Mặt trăng và các hành tinh thì không phải là ngôi sao, do vậy chúng không có khả năng tự phát sáng mà chỉ có khả năng phản chiếu lại ánh sáng từ các ngôi sao. Trong hệ mặt trời của chúng ta, ánh sáng đi từ mặt trời phản chiếu tới 8 hành tinh (nếu tính cả Pluto – sao Diêm Vương nữa là 9) và các mặt trăng của các ngôi sao này. Thực tế vào ban ngày, trên trời vẫn đầy các ngôi sao và các hành tinh nhưng ánh sáng mà chúng phản chiếu không đủ mạnh bằng ánh sáng mặt trời, do vậy bạn không thể nhìn thấy chúng.
Mặt trăng (của Trái đất) được cấu tạo bằng đá xám có khả năng phản chiếu lại 7% ánh sáng chiếu lên bề mặt của nó. Do vậy ban ngày bình thường chúng ta khó có thể nhìn thấy mặt trăng do ánh sáng phản chiếu quá yếu. Tuy nhiên, ban đêm trên nền trời đen sẫm thì mặt trăng lại rất dễ nhìn thấy bởi nó là vật thể to nhất phát sáng tự nhiên. Tuy phản chiếu ít như vậy nhưng mặt trăng lại gần Trái đất hơn bất cứ một ngôi sao nào, do vậy ánh sáng từ mặt trăng vẫn sáng hơn 33.000 lần so với ánh sáng của ngôi sao sáng nhất trên bầu trời (sao Sirius – Thiên Lang). Khi ánh sáng mặt trời gỉảm nhưng chưa tắt hẳn (vào lúc rạng sáng hoặc chạng vạng tối), chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy mặt trăng, nhất là vào những hôm trăng tròn.
Nguồn : facts báo mới