- 22 Tháng sáu 2017
- 2,357
- 4,161
- 589
- 20
- TP Hồ Chí Minh
- THPT Gia Định


- Dấu vết của các ion oxy ở Mặt Trăng cho thấy số lượng ion oxy tăng lên khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng với nhau.
Trong chu kỳ 5 ngày mỗi tháng khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất sẽ đi giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.
Trong khoảng thời gian này, Mặt trăng trôi ngang qua đuôi từ quyển của Trái đất và chỉ có trong thời gian này, các hạt năng lượng cao từ Mặt Trời mới không thể 'bắn phá' Mặt Trăng nữa.
[TBODY]
[/TBODY]Trong khi Trái Đất như một hàng rào bảo vệ Mặt Trăng khỏi Mặt Trời thì nó đã tạo ra dòng iron chảy giữa hai nơi. Khu vực này, được gọi là các tấm plasma, được tạo ra chủ yếu bởi hydro nhưng cũng chứa một số các ion oxy năng lượng cao.
Khi Mặt Trăng nằm trong khu vực tấm plasma này, ion oxy từ Trái Đất bị rò rỉ vào bề mặt của mặt trăng, nơi chúng kéo dài với độ dày khoảng 2 micromet. Như vậy, có thể nói rằng khí Oxy từ Trái Đất đang được thổi đến Mặt Trăng bằng năng lượng Mặt Trời.
Năm 2008, tổ chức Nhà thám hiểm cấu tạo và nguyệt thể học Nhật Bản (SELENE) đã bay vào trong vùng bóng tối của Trái Đất cùng với Mặt Trăng để tính lượng ion mà Mặt Trăng đã nhận được mỗi tháng.
Và các nhà khoa học đã phát hiện ra nồng độ các ion oxy cao đột xuất được truyền từ Trái Đất đến Mặt Trăng bởi những ion này không thể xuất phát từ gió Mặt Trời.
Nhà vật lý thiên văn học Kentaro Terada, từ trường Đại học tổng hợp Osaka (Nhật Bản) cho biết:
"Tầng khí quyển cao của Trái đất chứa các ion ôxy, vốn dễ bị gió Mặt trời cuốn đi và đưa tới Mặt trăng. Có thể một phần ion ôxy này 'mắc' lại trên Mặt trăng và một phần khác rơi rụng vào trong không gian vũ trụ giữa các hành tinh".
Kathleen Mandt tại Viện Nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio, Texas giải thích rằng các ion trên Mặt Trăng có thể giúp chúng ta hiểu được nước và các hợp chất dễ bay hơi khác được tạo ra ở đó như thế nào.
Mối quan tâm lớn nhất với các nhà khoa học đó là oxy và hydro trên Mặt Trăng là từ đâu đến và chúng được chuyển đổi thành nước như thế nào để từ đó có thể đưa con người lên Mặt Trăng trong tương lai.
Qua phân tích dữ liệu từ các vệ tinh quay quanh Mặt Trăng của Nhật Bản, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, các vệ tinh nhân tạo ghi nhận sự xuất hiện một lượng lớn ion ôxy, nhưng chỉ trong khoảng thời gian 5 ngày nhất định của mỗi chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái đất. Hiện tượng này xảy ra trùng hợp với thời điểm Mặt trăng được bao chắn bởi gió Mặt trời.
Thêm vào đó, nghiên cứu oxy trên Mặt Trăng giúp ta hiểu được bầu khí quyển từ đâu đến. Mặc dù chúng ta đã có những hiểu biết nhất định về bầu khí quyển hiện tại nhưng thực sự không dễ dàng để xác định lịch sử nó được tạo ra như thế nào cách đây hàng triệu hoặc hàng tỉ năm.
Nếu các hạt trong khí quyển tồn tại trong bụi mặt trăng, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu về Trái Đất bằng cách nghiên cứu các mảnh vụn ion mà chúng để lại trên Mặt Trăng.
Trong chu kỳ 5 ngày mỗi tháng khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất sẽ đi giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.
Trong khoảng thời gian này, Mặt trăng trôi ngang qua đuôi từ quyển của Trái đất và chỉ có trong thời gian này, các hạt năng lượng cao từ Mặt Trời mới không thể 'bắn phá' Mặt Trăng nữa.
![]() |
Hình ảnh minh hoạ dòng ion oxy từ Trái Đất tới Mặt Trăng. Ảnh: Osaka University/NASA |
Khi Mặt Trăng nằm trong khu vực tấm plasma này, ion oxy từ Trái Đất bị rò rỉ vào bề mặt của mặt trăng, nơi chúng kéo dài với độ dày khoảng 2 micromet. Như vậy, có thể nói rằng khí Oxy từ Trái Đất đang được thổi đến Mặt Trăng bằng năng lượng Mặt Trời.
Năm 2008, tổ chức Nhà thám hiểm cấu tạo và nguyệt thể học Nhật Bản (SELENE) đã bay vào trong vùng bóng tối của Trái Đất cùng với Mặt Trăng để tính lượng ion mà Mặt Trăng đã nhận được mỗi tháng.
Và các nhà khoa học đã phát hiện ra nồng độ các ion oxy cao đột xuất được truyền từ Trái Đất đến Mặt Trăng bởi những ion này không thể xuất phát từ gió Mặt Trời.
Nhà vật lý thiên văn học Kentaro Terada, từ trường Đại học tổng hợp Osaka (Nhật Bản) cho biết:
"Tầng khí quyển cao của Trái đất chứa các ion ôxy, vốn dễ bị gió Mặt trời cuốn đi và đưa tới Mặt trăng. Có thể một phần ion ôxy này 'mắc' lại trên Mặt trăng và một phần khác rơi rụng vào trong không gian vũ trụ giữa các hành tinh".
Kathleen Mandt tại Viện Nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio, Texas giải thích rằng các ion trên Mặt Trăng có thể giúp chúng ta hiểu được nước và các hợp chất dễ bay hơi khác được tạo ra ở đó như thế nào.
Mối quan tâm lớn nhất với các nhà khoa học đó là oxy và hydro trên Mặt Trăng là từ đâu đến và chúng được chuyển đổi thành nước như thế nào để từ đó có thể đưa con người lên Mặt Trăng trong tương lai.
Qua phân tích dữ liệu từ các vệ tinh quay quanh Mặt Trăng của Nhật Bản, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, các vệ tinh nhân tạo ghi nhận sự xuất hiện một lượng lớn ion ôxy, nhưng chỉ trong khoảng thời gian 5 ngày nhất định của mỗi chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái đất. Hiện tượng này xảy ra trùng hợp với thời điểm Mặt trăng được bao chắn bởi gió Mặt trời.
Thêm vào đó, nghiên cứu oxy trên Mặt Trăng giúp ta hiểu được bầu khí quyển từ đâu đến. Mặc dù chúng ta đã có những hiểu biết nhất định về bầu khí quyển hiện tại nhưng thực sự không dễ dàng để xác định lịch sử nó được tạo ra như thế nào cách đây hàng triệu hoặc hàng tỉ năm.
Nếu các hạt trong khí quyển tồn tại trong bụi mặt trăng, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu về Trái Đất bằng cách nghiên cứu các mảnh vụn ion mà chúng để lại trên Mặt Trăng.
Last edited: