Vật lí 8 Mặt phẳng nghiêng

Sakura Tam

Học sinh mới
Thành viên
31 Tháng bảy 2021
31
79
16
Đồng Nai
THCS Hùng Vương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một vật được đặt trên 1 mặt phẳng nằm nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. a/ Hãy cho biết tên các lực tác dụng vào vật, phương, chiều của chúng và tải sao vật có thể đứng yên trên đó?
b. nếu ta nâng cho mặt phẳng nghiêng dốc hơn, ta thấy vật bị trượt xuống. Tại sao?
 
Last edited:

Takudo

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng tám 2019
518
1,688
181
Hà Nội
Thất học :(
Một vật được đặt trên 1 mặt phẳng nằm nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. a/ Hãy cho biết tên các lực tác dụng vào vật, phương, chiều của chúng và tải sao vật có thể đứng yên trên đó? b. nếu ta nâng cho mặt phẳng nghiêng dốc hơn, ta thấy vật bị trượt xuống. Tại sao?

Trọng lực P vuông góc với mặt phẳng nằm ngang, hướng xuống dưới
Lực ma sát Fms phương song song với mặt phẳng nghiêng
Phản lực N vuông góc với mặt phẳng nghiêng, hướng lên trên

Lớp 8 thì k biết giải thích vậy có đúng không :v?

Phân tích P thành Px, Py (Px // với mp nghiêng, Py vuông góc với mp nghiêng)

Vật đứng yên do có lực ma sát >= Px

Px = P . sin alpha (với alpha là góc nghiêng, 0<alpha<90 độ)

alpha tăng => sin alpha tăng => Px tăng > Fms thì vật trượt xuống
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Một vật được đặt trên 1 mặt phẳng nằm nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. a/ Hãy cho biết tên các lực tác dụng vào vật, phương, chiều của chúng và tải sao vật có thể đứng yên trên đó? b. nếu ta nâng cho mặt phẳng nghiêng dốc hơn, ta thấy vật bị trượt xuống. Tại sao?

a/
Các lực tác dụng lên vật gồm:
- trọng lực P của vật hướng xuống
- phản lực N của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật có chiều vuông góc mặt phẳng nghiêng
- vì vật đứng yên => không bị trượt => có lực ma sát Fms giữa vật và mặt phẳng nghiêng có chiều hướng lên như hình
upload_2021-8-4_16-56-12.png
b/
Hiểu đơn giản là do lực làm vật trượt xuống lớn hơn lực giữ vật ở lại mặt phẳng nghiêng =>> Vật trượt xuống

upload_2021-8-4_17-0-26.png

Để dễ biểu thị, ta phân tích P thành P1,P2. Trong đó P2 hướng vuông góc với mặt phẳng nghiêng và cân bằng với N; P1 cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn với Fms . Vì vật chịu tác dụng của 2 cặp lực cân bằng là N-P2 và Fms - P1 nên nó cân bằng.

Vì Fms-P1 là 2 lực cân bằng nên về độ lớn: Fms = P1
ta có thể dùng hình học tìm được biểu thức liên hệ giữa P1 theo P và [tex]\alpha[/tex] là:[tex]P1 = P.sin\alpha[/tex]
=> Fms = P1 = [tex] P.sin\alpha[/tex]

Khi ta tăng góc [tex]\alpha[/tex] lên, [tex]sin\alpha[/tex] cũng tăng theo dẫn đến [tex]P1 = P.sin\alpha[/tex] càng lớn trong khi Fms không đổi
Khi đó Fms < P1 = [tex] P.sin\alpha[/tex] hay lực làm vật trượt xuống lớn hơn lực giữ vật ở lại mặt phẳng nghiêng =>> Vật trượt xuống
 
Top Bottom