Hóa Mất gốc hóa, phải làm sao bây giờ ?

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mất gốc môn Hóa học, phải làm sao bây giờ ?

Đã sắp vào năm học mới rồi! Chắc chắn là có nhiều bạn đang đau đầu vì phải đối mặt với những cơn ác mộng như Lý,Hóa phải không nào ? Vậy cùng xem topic này nhé!
1-4-e1508814590742.png

Trước hết cần nhớ rằng Môn Hoá học có một số đặc điểm chung khác biệt với Toán, Lí như sau:
– Nội dung thi có cả 3 năm học 10, 11 và 12.
– Được chia làm 2 phần chính: Vô cơ và Hữu cơ.
– Nội dung kiến thức trong một bài có thể tổng hợp từ các kiến thức ở nhiều phần khác nhau trong chương trình.
Đặc điểm của mỗi phần là:
– Hữu cơ: chịu khó nhớ và suy luận. Tất cả tính chất của các chất đều được bắt nguồn từ cấu tạo của chất đó. Mỗi loại hợp chất có một phương pháp giải riêng.
– Vô cơ: Biết cách suy luận tính chất từ số oxi hoá và tính axit – bazơ. Học các phương pháp giải bài toán chung (bảo toàn khối lượng, bảo toàn e…) rồi áp dụng cho từng bài.
Nếu bị mất gốc, nên bắt đầu theo các bước:
– Lập kế hoạch ôn tập từng phần: Vô cơ và hữu cơ.
– Phần hữu cơ:
+ Học kĩ các hợp chất Hiđrocacbon, ancol, anđehit, axit, este theo từng phần: Cấu tạo, tính chất, điều chế.
+ Khi học nên suy luận tính chất của các chất có cấu tạo tương tự:
Ví dụ: CH2=CH-CHO ngoài tính chất của anđehit còn có tính chất của anken.
+ Mỗi loại hợp chất có một phương pháp giải toán riêng
Ví dụ: Ancol có các bài toán liên quan đến đốt cháy, tác dụng với kim loại kiềm, tách nước … Mỗi dạng có một pp giải riêng.
– Phần vô cơ:
+ Tính chất của các kim loại, phi kim và các hợp chất quan trọng của nó.
+ Tính chất của các hợp chất vô cơ thường xét theo các loại phản ứng: oxi hoá khử, axit bazơ, trao đổi.
+ Học các phương pháp giải bài toán hoá học vô cơ: Bảo toàn, tăng giảm …
Thực sự thì rất khó để có thể có cách chung cho bài toán “mất gốc”, mỗi em hãy tạo cho mình một điểm mạnh nào đó, dựa vào đó để tự tin học tiếp các phần khác. Đừng học dàn trải nếu em không có nhiều thời gian hoặc không thấy thích nó. Hãy “yêu” hết mình điều mà mình thích.
KINH NGHIỆM HỌC MÔN HÓA TỪ SỐ 0 TRONG NĂM LỚP 12

m%E1%BA%A5t-g%E1%BB%91c.jpg

Mọi học sinh khối A đều biết, thi Đại Học môn Hóa, kiến thức sẽ trải dài từ lớp 10,lớp 11,lớp 12. Môn nào cũng thế thôi, nếu bị mất gốc thì việc học lại vô cùng khó khăn. Những bước đầu tiên trong việc vực dậy môn Hóa thực sự là rất khó khăn, nhất là với những học sinh cũng không nhiều tiền để đi học các lớp cấp tốc để lấy gốc. Đọc sách không hiểu, có ai muốn đọc, làm bài không làm được, có ai muốn làm. Nhưng mà việc học các lớp cấp tốc cũng không hẳn sẽ hiệu quả, vì nhiều khi chúng ta tự học sẽ lấy lại được kiến thức nhanh hơn. Khi mình vào lớp 12, hóa của mình gần như là con số không, những kiến thức lớp 10 cũng chưa nắm vững, nói gì KL với ankan anken. Giai đoạn đầu tiên này thực sự cần phải kiên nhẫn, và phải thật ham học hỏi, tìm sách lấy lại kiến thức, mượn vở lớp dưới, hỏi thầy cô, lên mạng tìm thông tin… Tuy nhiên sau giai đoạn này mọi chuyện sẽ trở nên dế hơn rất nhiều.
Khi kiến thức lớp 10 đã được lấy lại, giờ đã đến lúc học kiến thức hữu cơ 11. Mình đã chọn học hữu cơ trước bởi vì đầu năm lớp 12 chương trình SGK học hữu cơ, nếu chúng ta nhanh chóng lấy lại kiến thức thì sẽ có thể bắt kịp những kiến thức học ở lớp. Phương pháp học của mình cũng không có gì đặc biết, mình đọc SGK theo từng chương, tô đậm những phần khó nhớ. Hóa có vẻ phải nhớ nhiều, chúng ta phải nhớ: nguyên tố, hóa trị, công thức cấu tạo, cấu trúc không gian, tính chất, phương trình, phản ứng, lý tính… Nhớ bằng cách nào? bạn nào học thuộc lòng với môn này mà nhớ hết thì mình thấy thực sự bạn đó có bộ não phi thường. Cách làm của mình cũng như nhiều học sinh khác, đó là phải làm bài tập nhiều vào, tự động quen dẫn sẽ nhớ kiến thức thôi. Trước hết hãy làm SGK, SBT đã. Vì thi trắc nghiệm, mình làm bài tập càng nhanh càng có lợi thế.
Mình đã mượn vở lớp 11 của các bạn cùng lớp để xem lại cho nhanh( tất nhiên là bạn nào chữ đẹp, ghi bài đầy đủ rồi). Những kiến thức trong vở sẽ tóm gọn và có các cách làm cho từng dạng bài trong SGK. Bạn nên tìm mua 1 số quyển sách giải nhanh bài tập hóa học, ví dụ như 10 Phương Pháp giải nhanh hóa, Những phương pháp mới giải nhanh bài tập hóa,16 Phương pháp giải nhanh hóa học…Cứ đọc ví dụ mẫu nào mà bạn hiểu đề (những ví dụ mẫu về kiến thức lớp 11), sau đó làm bài tập trong sách giải nhanh. Mình đã làm quyển 1 quyển giải nhanh Hóa Học thấy trình làm bài tập của mình thay đổi hẳn. Không những biết làm mà có thể làm nhanh và chính xác.
Lúc này nếu bạn vẫn giữ được nhiệt huyết như trong quá trình lấy lại kiến thức cũ thì đảm bảo rằng bạn sẽ tiến bộ có phần nhanh hơn mọi người. Vì sau 1 thời gian quen với cái áp lực môn hóa trên đầu, giờ não bạn đã sẵn sang để tiếp nhận nó theo cách nhanh chóng!
Khi học sang Hữu Cơ 12,vẫn phương pháp cũ, củng cố kiến thức từng chương, học chương nào chắc chương đó. Lúc này tiếp tục lôi sách bài tập tham khảo ra làm, làm các dạng bài tập cụ thể cho từng chương, chú ý làm theo cách giải trắc nghiệm nhanh. Mình đã cố gắng học tập từ bạn bè thật nhiều, nhiều lúc không biết làm, không biết làm nhanh chỉ cần trao đổi với các bạn học tốt là đã OK rồi.
Tiếp đó là học vô cơ, cũng với phương pháp tương tự, học vô cơ lớp 10, 11, rồi sau đó học lớp 12. Tích cực làm bài tập để nhớ, mượn vở bạn để nắm kiến thức cho nhanh, kết hợp làm bài tập trong sách giải nhanh. Bạn sẽ lại tức tốc phóng 1 lần nữa để lấy gốc rồi học kiến thức 12.
Giờ đã đến lúc làm các đề thi thử để lấy lại tổng thể các kiến thức đã bỏ sót, để kiến thức được gợi nhớ lại tất cả. Cứ làm đi, làm nhiều đề và khi quên phần nào thì lại ôn lại. Lại tích cực hỏi bạn bè và luôn chú ý tìm cách giải nhanh.
Bằng những cách trên đây, mình đã đi từ 1 thằng dốt hóa gần nhất lớp, đến bằng bạn bè, rồi vượt bạn bè và thi ĐH được 9,5 khối A và 9,75 khối B vào năm 2011. Mình biết mình còn sau rất nhiều người, nhưng mà với những chia sẻ trên, hi vọng các bạn cũng có thể phóng nhanh như vậy. Thật tuyệt nếu bài viết với chủ đề này sẽ được phát triển bởi chính các bạn!

Nguồn: Sưu tầm!
 
Top Bottom