"Mặt chữ điền" trong "Đây thôn Vĩ dạ"

T

thuyhoa17

Chủ đề yêu thích :x

Được đọc một bài của bác Vũ Nho tổng hợp về đề tài này. Bàn luận khá sôi nổi.
Đã nhiều lần thắc mắc, cố tìm cho mình 1 điều mà mình gắn kết suy nghĩ vào đó, tức là đi tìm một điều liên quan đến mặt chữ điền đó để có bám theo nó mà khẳng định (ít nhất là tìm trong bài tổng hợp của nhà thơ Vũ Nho).

Và cuối cùng, quyết định sẽ trung thành với 1 điều là:
"Văn chương tự cổ vô bằng cớ". "Mặt chữ điền" - điều làm nên bao cuộc tranh cãi, chính nó làm nên cái hay trong thơ Hàn Mặc Tử nói chung và "Đây thôn Vĩ Dạ" nói riêng.

Còn với ý kiến là nó là mặt chữ trên bức bình phong ở trước mỗi sân của mỗi gia đình ở Huế thì em ko thiên về lắm, bởi riêng em là một người Huế nhưng chưa thấy cái chữ đó nó như thế nào bao giờ :"> . Có thể là vô tâm nên ko chịu quan sát, vô ý hoặc một điều đúng hơn là em chẳng biết cái chữ Điền trên bình phong đó nó hình thù ra sao đi nữa thì cũng chấp nhận. Bởi vì câu trả lời thì em đã nói ở cái ý trước ý này rồi. :)
 
Last edited by a moderator:
T

thuha04

Có người lại nói đấy là hình ảnh của những thửa ruộng hình chữ điền ở thôn Vĩ. Văn chương thật là nhiều liên tưởng. Nhưng theo tớ thì đấy là hình ảnh khuôn mặt Hàn Mặc Tử đang lấp ló sau rặng trúc nhìn vào nhà Hoàng Cúc. Không biết có đúng không? Ý kiến của các bạn khác thế nào?
 
O

ooookuroba

Sao cứ phải bám theo giai thoại Hoàng Cúc để phân tích bài thơ này nhỉ?

Chị thiensu nói đúng. "Văn chương tự cổ vô bằng cứ". Đây thôn Vĩ Dạ - đến nay đã hơn 70 năm, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận xoay quanh tác phẩm này. Đã có một thời, SGK còn cho rằng bài thơ này đi theo giai thoại Hoàng Cúc.

Thiết nghĩ, đi theo giai thoại này là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên, xét cho cùng, nó đã làm mất đi phong cách thơ Hàn Mặc Tử, làm mất đi cái gọi là "Thơ điên", là "Đau thương", là "Thơ hướng nội" của ông.
 
Top Bottom