

Teen 99 ơi,Trong hai tháng cuối cùng trước kỳ thi THPT quốc gia 2017 bạn không đủ thời gian để ôn luyện toàn diện như trong khóa PEN-C đâu. Lời khuyên dành cho học sinh trung bình-khá trong thời điểm này chính là: “Không học tất cả, chỉ học những gì có thể lấy điểm”. PEN-M với mục tiêu ôn luyện chọn lọc chính là tất cả những gì sĩ tử 99 cần trong 2 tháng cuối.
Xem thêm:
2 tháng cuối cùng, học làm sao để đạt điểm cao nhất?
Hạ gục điểm 8 Vật lí trong 59 ngày
Học thế nào để thi đỗ trường ĐH Bách Khoa 2017?
Loại bỏ 5 điều sau, K13 chắc chắn đỗ trường mình muốn
MÔN TOÁN
NẮM CHẮC lý thuyết. Vì hình thức thay đổi từ tự luận sang trắc nghiệm nên kiến thức bạn cần học phải rộng và bao quát hơn rất nhiều so với những năm trước. Đặc biệt trong phần lý thuyết, mọi ngõ ngách kiến thức đề thi đều có thể sờ đến. Lý thuyết là phần dễ, bạn hãy là người học thông mình để không mất điểm phần này.
TẬP TRUNG ôn tập các chuyên đề dễ lấy điểm như Hàm số, Mũ – Logarit, Nguyên hàm, Tích phân, Số phức, Hình học không gian,…
KHÔNG đi sâu hoặc không học:
MÔN VẬT LÝ
TẬP TRUNG: Ôn toàn bộ lý thuyết căn bản sách giáo khoa ( lý thuyết chiếm 40%)
THÀNH THẠO: các phương pháp làm bài đối với các chuyên đề xuất hiện trong đề thi:
Bỏ dạng bài liên quan vận tốc trung bình (tốc độ trung bình thì phải học).
Con lắc đơn: Bỏ bài tập về đồng hồ con lắc đơn chạy sai (vẫn phải học công thức tốc tốc vật nặng, sức căng dây và các dạng bài cơ bản khác).
Bỏ bài tập về va chạm đàn hồi, có thể thi về va chạm mềm.
Phần 2. Sóng Cơ:
Bỏ dạng bài về sóng dừng trong ống sáo hay cột khí. Nói về âm cơ bản, họa âm chỉ chỉ nhớ đến dây đàn (2 đầu cố định): họa âm bậc n có tần số gấp n lần tần số âm cơ bản fo.
Phần 3. Điện Xoay Chiều:
Bỏ dạng bài tính cường độ dòng điện hiệu dụng của một dòng điện không phải dao động điều hòa (ví dụ: tìm cường độ hiệu dụng của dòng điện không đổi + dòng điện dao động điều hòa)
Bỏ bài tập về công suất tức thời mạch điện, bỏ dạng bài mạch RLC có L mắc nối tiếp hay song song (có R,C nối tiếp hay song song vẫn học bình thường), bỏ mạch 3 pha (sao + tam giác).
Động cơ không đồng bộ 3 pha chỉ cần nhớ: tốc độ góc của khung dây nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường để làm lí thuyết!
Phần 4 . Dao Động Điện Từ
Bỏ bài tập liên quan đến năng lượng dao động điện từ; L,C mắc song song hay nối tiếp; bài đánh thủng 1 tụ trong bộ tụ.
Thuyết điện từ Maxoen chỉ cần nhớ: Từ trường biến thiên sinh ra điện trường xoáy, điện trường biến thiên sinh ra từ trường. Hai trường biến thiên này liên quan mật thiết đến nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất gọi là điện từ trường.
Phần 5. Sóng Ánh Sáng:
Bỏ dạng bài liên quan đến tính toán với các công thức lăng kính
MÔN HÓA HỌC
TẬP TRUNG: Ôn toàn bộ lý thuyết lớp 12. Vì:
LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC TRONG VÒNG 3 THÁNG TẠI ĐÂY
MÔN SINH HỌC
RÀ SOÁT: toàn bộ lý thuyết có thể xuất hiện trong đề thi.
TẬP TRUNG: luyện tập nhuần nhuyễn các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi đại học những năm gần đây thuộc các chuyên đề:
Các chuyên đề có câu hỏi khó:
MÔN TIẾNG ANH
NẮM CHẮC: toàn bộ kiến thức ngữ pháp và từ vựng cơ bản thuộc chương trình sách giáo khoa THPT môn Tiếng Anh.
CHÚ TRỌNG: những cấu trúc ngữ pháp và từ vựng thông dụng hoặc dễ gây nhầm lẫn.
TẬP TRUNG: rèn luyện các câu hỏi thuộc các chuyên đề theo mức độ: dễ, khó, trung bình.
TRANG BỊ: phương pháp làm bài theo dạng bài tập: Ngữ âm, Tổng hợp ngữ pháp- từ vựng và điền từ vào đoạn văn; Chức năng giao tiếp, Kỹ năng đọc; Tìm từ đồng nghĩa/ trái nghĩa; Tìm lỗi sai; Viết lại câu và viết đoạn văn.
MÔN NGỮ VĂN
Phần Đọc – hiểu:
Phần Nghị luận văn học: Nắm chắc các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn từ Thơ Mới đến nay (bao gồm: Thơ Mới, văn học hiện thực giai đoạn 30-45, văn học cách mạng, văn học giai đoạn 45 – 75 và giai đoạn sau năm 75). Ôn chủ yếu vào các tác phẩm trong chương trình chính khóa cơ bản.
CHÚ Ý cách trình bày: Văn phong sáng sủa, mạch lạc, không sai chính tả, không gạch đầu dòng, không bỏ câu.
Biết mình cần phải nắm chắc cái gì và không chú trọng cái gì sẽ giúp bạn chia nhỏ được mục tiêu và dễ thực hiện hơn. Tuyệt đối không được học dàn trải theo kiểu kiến thức dễ không chắc, kiến thức khó thì lơ mơ. Hãy nhớ, không học tất cả, chỉ học những gì có thể lấy điểm
Xem thêm:
2 tháng cuối cùng, học làm sao để đạt điểm cao nhất?
Hạ gục điểm 8 Vật lí trong 59 ngày
Học thế nào để thi đỗ trường ĐH Bách Khoa 2017?
Loại bỏ 5 điều sau, K13 chắc chắn đỗ trường mình muốn
MÔN TOÁN
NẮM CHẮC lý thuyết. Vì hình thức thay đổi từ tự luận sang trắc nghiệm nên kiến thức bạn cần học phải rộng và bao quát hơn rất nhiều so với những năm trước. Đặc biệt trong phần lý thuyết, mọi ngõ ngách kiến thức đề thi đều có thể sờ đến. Lý thuyết là phần dễ, bạn hãy là người học thông mình để không mất điểm phần này.
TẬP TRUNG ôn tập các chuyên đề dễ lấy điểm như Hàm số, Mũ – Logarit, Nguyên hàm, Tích phân, Số phức, Hình học không gian,…
KHÔNG đi sâu hoặc không học:
- Các phần kiến thức khó: Bất đẳng thức, Giá trị nhỏ nhất, Giá trị lớn nhất,
- Các phương pháp giải cần tính tư duy cao hoặc các dạng bài nâng cao tại các chuyên đề khó lấy điểm
MÔN VẬT LÝ
TẬP TRUNG: Ôn toàn bộ lý thuyết căn bản sách giáo khoa ( lý thuyết chiếm 40%)
THÀNH THẠO: các phương pháp làm bài đối với các chuyên đề xuất hiện trong đề thi:
- Chuyên đề Dao động cơ: Con lắc lò xo, quãng đường lớn nhất nhỏ nhất, lực đàn hồi, phục hồi con lắc đơn, con lắc dây, con lắc chuyển động trong các trường hợp đặc biệt,…
- Chuyên đề Sóng cơ học: Bài toán về độ lệch pha, Bài toán giao thoa sóng, Bài toán sóng dừng,…
- Chuyên đề điện xoay chiều: Mạch RLC mắc nối tiếp, Bài toán về công suất, hệ số công suất, Bài toán cực trị khi R, L,C hay f thay đổi. Máy biến áp, Máy phát điện xoay chiều,…
- Chuyên đề Dao động điện từ: Bài toán năng lượng trong mạch giao động, Bài toán liên quan đến thời gian trong mạch dao động,…
- Chuyên đề Sóng ánh sáng: Bài toán tán sắc ánh sáng, Giao thoa ánh sáng, Quang phổ,..
- Chuyên đề lượng tử ánh sáng: Hiện tượng quang điện, hiện tượng phát quang, Mẫu nguyên tử Bo;
- Vật lí hạt nhân: Bài toán về độ hụt khối, năng lượng liên kết, Phóng xạ, phản ứng phân hạch nhiệt hạch.
NỘI DUNG GIẢM TẢI MÔN VẬT LÍ
Phần 1. Dao Động Cơ:
Bỏ dạng bài liên quan vận tốc trung bình (tốc độ trung bình thì phải học).
Con lắc đơn: Bỏ bài tập về đồng hồ con lắc đơn chạy sai (vẫn phải học công thức tốc tốc vật nặng, sức căng dây và các dạng bài cơ bản khác).
Bỏ bài tập về va chạm đàn hồi, có thể thi về va chạm mềm.
Phần 2. Sóng Cơ:
Bỏ dạng bài về sóng dừng trong ống sáo hay cột khí. Nói về âm cơ bản, họa âm chỉ chỉ nhớ đến dây đàn (2 đầu cố định): họa âm bậc n có tần số gấp n lần tần số âm cơ bản fo.
Phần 3. Điện Xoay Chiều:
Bỏ dạng bài tính cường độ dòng điện hiệu dụng của một dòng điện không phải dao động điều hòa (ví dụ: tìm cường độ hiệu dụng của dòng điện không đổi + dòng điện dao động điều hòa)
Bỏ bài tập về công suất tức thời mạch điện, bỏ dạng bài mạch RLC có L mắc nối tiếp hay song song (có R,C nối tiếp hay song song vẫn học bình thường), bỏ mạch 3 pha (sao + tam giác).
Động cơ không đồng bộ 3 pha chỉ cần nhớ: tốc độ góc của khung dây nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường để làm lí thuyết!
Phần 4 . Dao Động Điện Từ
Bỏ bài tập liên quan đến năng lượng dao động điện từ; L,C mắc song song hay nối tiếp; bài đánh thủng 1 tụ trong bộ tụ.
Thuyết điện từ Maxoen chỉ cần nhớ: Từ trường biến thiên sinh ra điện trường xoáy, điện trường biến thiên sinh ra từ trường. Hai trường biến thiên này liên quan mật thiết đến nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất gọi là điện từ trường.
Phần 5. Sóng Ánh Sáng:
Bỏ dạng bài liên quan đến tính toán với các công thức lăng kính
MÔN HÓA HỌC
TẬP TRUNG: Ôn toàn bộ lý thuyết lớp 12. Vì:
- Lý thuyết chiếm 60% đề thi
- Tất cả các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu chỉ cần nắm vững lý thuyết là làm được
- Đại cương về kim loại
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất
- Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất
- Tổng hợp hoá học vô cơ
- Este, lipit
- Amin, amino axit, protein
- Cacbonhidrat
- Polime, vật liệu polime
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ
- Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội – môi trường.
LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC TRONG VÒNG 3 THÁNG TẠI ĐÂY
MÔN SINH HỌC
RÀ SOÁT: toàn bộ lý thuyết có thể xuất hiện trong đề thi.
TẬP TRUNG: luyện tập nhuần nhuyễn các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi đại học những năm gần đây thuộc các chuyên đề:
Các chuyên đề có câu hỏi khó:
- Cơ chế di truyền và biến dị
- Quy luật di truyền
- – Di truyền người
- – Di truyền quần thể
- Ứng dụng di truyền học
- Sinh thái
- Cơ chế di truyền và biến dị
- Quy luật di truyền
- Di truyền quần thể
- Tiến hóa
MÔN TIẾNG ANH
NẮM CHẮC: toàn bộ kiến thức ngữ pháp và từ vựng cơ bản thuộc chương trình sách giáo khoa THPT môn Tiếng Anh.
CHÚ TRỌNG: những cấu trúc ngữ pháp và từ vựng thông dụng hoặc dễ gây nhầm lẫn.
TẬP TRUNG: rèn luyện các câu hỏi thuộc các chuyên đề theo mức độ: dễ, khó, trung bình.
TRANG BỊ: phương pháp làm bài theo dạng bài tập: Ngữ âm, Tổng hợp ngữ pháp- từ vựng và điền từ vào đoạn văn; Chức năng giao tiếp, Kỹ năng đọc; Tìm từ đồng nghĩa/ trái nghĩa; Tìm lỗi sai; Viết lại câu và viết đoạn văn.
- Câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình thường tập trung ở các chuyên đề: Ngữ âm (phát âm, trọng âm), Ngữ pháp ( Thì động từ, Từ loại, Các loại mệnh đề, Sự hòa hợp chủ vị, Câu so sánh, Câu điều kiện, Câu trực tiếp, gián tiếp), Chức năng giao tiếp, Câu đồng nghĩa.
- Câu hỏi ở mức độ khó thường tập trung vào các chuyên đề : Ngữ pháp và Từ vựng nâng cao (Đảo ngữ, Phân từ, Phrasal verbs, Collocations, Idioms, Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, Nối câu) và kỹ năng đọc hiểu.
MÔN NGỮ VĂN
Phần Đọc – hiểu:
- Nắm chắc các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại. Ôn tập chủ yếu vào các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn chính khóa 12 bản cơ bản.
- Nắm được các kiến thức về biên pháp tu từ, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ…
Phần Nghị luận văn học: Nắm chắc các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn từ Thơ Mới đến nay (bao gồm: Thơ Mới, văn học hiện thực giai đoạn 30-45, văn học cách mạng, văn học giai đoạn 45 – 75 và giai đoạn sau năm 75). Ôn chủ yếu vào các tác phẩm trong chương trình chính khóa cơ bản.
CHÚ Ý cách trình bày: Văn phong sáng sủa, mạch lạc, không sai chính tả, không gạch đầu dòng, không bỏ câu.
Biết mình cần phải nắm chắc cái gì và không chú trọng cái gì sẽ giúp bạn chia nhỏ được mục tiêu và dễ thực hiện hơn. Tuyệt đối không được học dàn trải theo kiểu kiến thức dễ không chắc, kiến thức khó thì lơ mơ. Hãy nhớ, không học tất cả, chỉ học những gì có thể lấy điểm