Vật lí 11 Mạch điện

Lioh

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng một 2020
4
0
16
20
Hải Phòng
THPT Hùng Thắng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 7,5V, điện trở trong r. Điện trở R1=3r, các tụ điện C1=2μF;C2=4μF, bỏ qua điện trở của dây nối và khóa k1,k2. Trước khi nối các tụ không tích điện. Ban đầu k1,k2 đều ngắt. Người ta đóng k1
A. Tính điện tích mỗi tụ điện và số electron chuyển qua khóa k1.
B. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1.
C. Sau đó, ngắt k1 đồng thời đóng k2. Chọn t = 0 lúc đóng k2, xác định điện lượng chuyển qua R2, kể từ lúc t = 0 đến lúc cường độ dòng điện qua R2 bằng 1/5 lần cường độ dòng điện ngay sau thời điểm đóng k2.
mọi người có ai biết làm thì giúp vs ạ, mk cảm ơn88197244_260978681562707_1758980847936995328_n.jpg
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
1. Nếu đóng K1 thì hiệu điện thế đặt vào tụ 1 sẽ chính bằng E = 7.5V. Tổng số điện tích chạy qua khóa để tích vào tụ là Q = C.E, lấy số này chia cho điện tích e sẽ là số electron.

2. Anh không nghĩ câu hỏi này có thể giải được. W = I^2.R.t, chúng ta vẫn thiếu thứ nguyên thời gian để có thể tính được nhiệt lượng tỏa ra. Thời gian này lại phụ thuộc vào từng loại tụ.

3. Khi ngắt K1, đóng K2 thì sẽ thành hệ tụ như thế này:

097.jpg
Điện tích sẽ được phân bố lại sao cho: U1 = U2 và Q1 + Q2 = Q (câu 1).

Từ đó ta tính được Q1 và Q2. Đây là lượng tích điện sau cùng của 2 tụ.

- Thời điểm t = 0, tụ 1 có điện tích Q, tụ 2 có điện tích 0, dòng điện tức thời là I = (U - 0)/R2 = Q/(C.R2)

- Thời điểm sau, tụ 1 giảm thành Q1, tụ 2 tăng lên thành Q2, dòng điện tức thời I = 0.

- Thời điểm I' = 1/5I, khi đó hiệu điện thế tức thời trên các tụ là U1' và U2'. Ta có I' = (U1' - U2')/R2 = 1/5(U - 0)/R2

Lại có tổng Q không đổi: U1'.C1 + U2'.C2 = Q

Từ đó ta tính được U1' và U2' ==> tính được Q1' và Q2'. Q2' chính là đáp án cần tìm.
 

lmao Tiên Sinh

Học sinh
Thành viên
10 Tháng tám 2022
32
20
31
23
Bạc Liêu
1. Nếu đóng K1 thì hiệu điện thế đặt vào tụ 1 sẽ chính bằng E = 7.5V. Tổng số điện tích chạy qua khóa để tích vào tụ là Q = C.E, lấy số này chia cho điện tích e sẽ là số electron.

2. Anh không nghĩ câu hỏi này có thể giải được. W = I^2.R.t, chúng ta vẫn thiếu thứ nguyên thời gian để có thể tính được nhiệt lượng tỏa ra. Thời gian này lại phụ thuộc vào từng loại tụ.

3. Khi ngắt K1, đóng K2 thì sẽ thành hệ tụ như thế này:

View attachment 147628
Điện tích sẽ được phân bố lại sao cho: U1 = U2 và Q1 + Q2 = Q (câu 1).

Từ đó ta tính được Q1 và Q2. Đây là lượng tích điện sau cùng của 2 tụ.

- Thời điểm t = 0, tụ 1 có điện tích Q, tụ 2 có điện tích 0, dòng điện tức thời là I = (U - 0)/R2 = Q/(C.R2)

- Thời điểm sau, tụ 1 giảm thành Q1, tụ 2 tăng lên thành Q2, dòng điện tức thời I = 0.

- Thời điểm I' = 1/5I, khi đó hiệu điện thế tức thời trên các tụ là U1' và U2'. Ta có I' = (U1' - U2')/R2 = 1/5(U - 0)/R2

Lại có tổng Q không đổi: U1'.C1 + U2'.C2 = Q

Từ đó ta tính được U1' và U2' ==> tính được Q1' và Q2'. Q2' chính là đáp án cần tìm.
em chào anh ạ! có vẻ như 3 năm r ko bt anh còn nhớ đc cách giải bài này ko ạ, nhưng nếu dc em muốn hỏi lại một chút về cách tính của phần c được ko ạ
 

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
122
1
196
36
Hà Giang
Bạn cần hỏi gì thế? Cứ hỏi luôn xem biết đâu có ai đó khác lại trả lời được.
 
Top Bottom