Những nét chính về chính sách đối ngoại của Lý Trần Lê Sơ từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV
bichtuyen0784844482
+) Đối với phương Bắc:
- Khi chính sách mềm dẻo không giải quyết được thì các triều đại phong kiến Việt Nam kiên quyết huy động sức mạnh của toàn thể dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
- Thực hiện chính sách đối ngoại, vừa linh hoạt vừa cứng rắn.
- Sau những thắng lợi trên chiến trường, các triều đại phong kiến thường chủ động đàm phán để kết thúc chiến tranh, thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình
+) Đối với các nước láng giềng phía Tây và phía Nam: giữ quan hệ thân thiện, đôi lúc xảy ra chiến tranh.
+) Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa và phát huy chính sách ngoại giao trong giai đoạn hiện nay:
- Chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Thực hiện hòa hiếu với các nước láng giềng, nhún nhường có nguyên tắc với các nước lớn.
- Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và không muốn chiến tranh; sẵn sàng chiến đấu đánh lại kẻ thù khi Tổ quốc bị xâm phạm.
- Đường lối đối ngoại nhất quán của nước ta là muốn làm bạn với tất cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
- Việt Nam thực hiện nguyên tắc "ba không": không đứng về phía nước này chống lại nước khác, không tham gia khối quân sự nào; không cho nước nào xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức các môn khác tại:
TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn