CO2 gây hiệu ứng nhà kính
NO2, SO2, CO2 gây mưa axit (NO2 ít hơn SO2 và CO2) do xảy ra phản ứng:
SO2 + H2O <------> H2SO3
CO2 + H2O <------> H2CO3
2NO2 + H2O ---------> HNO2 + HNO3
CF2Cl2 gây thủng tâng ozon: xin trích dân bài sau để bạn tham khảo
Ở khoảng độ cao 11 - 50 km so với mặt biển được coi là tầng bình lưu của khí quyển. Trong tầng này dường như không còn mây nên bức xạ cực tím (UV) của mặt trời rất mạnh. Trong điều kiện này có nhiều phản ứng quang hoá xảy ra, trong đó có phản ứng tạo ôzôn. Dưới sự tác động của tia UV bước sóng ngắn (242nm) các phân tử oxy bị bẻ gãy thành các nguyên tử
O2 → O(3P) + O(3P)
Sau đó O(3P) tác dụng với phân tử O2 để tạo ra phân tử O3 (ôzôn)
O(3P) +O2.= O3
Trung bình ở độ cao 20 -25 km nồng độ O3 tối đa có thể đạt 7ppm. Lớp này gọi là lớp giầu ôzôn. Ở các vùng cực, lớp này ở gần mặt đất hơn vài km so với ở vùng xích đạo. Lớp giầu ôzôn của khí quyển có khả năng hấp thụ mạnh các tia UV (nhất là ở vùng sóng 254nm) và cả các tia đỏ (ở vùng 600 nm) và sự hấp thụ này rất quan trọng trong quá trình phân phối năng lượng của khí quyển phía bên dưới, làm thay đổi quá trình đối lưu của không khí và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sống trên trái đất vì chính các tia UV có tác động trực tiếp đến các phân tử ADN của các tế bào. Cũng vì lý do trên mà chiếc "áo" ôzôn được
xem như lá chắn bảo vệ sự sống trên mặt đất. Sự mỏng đi hoặc dầy lên của lớp giầu ôzôn trong khí quyển do nhiều yếu tố quyết định và đến nay người ta cho rằng một số chất tồn tại trong khí quyển như các NOx, các hợp chất clo-flo cacbon (CFC) có vai trò quan trọng trong việc phá huy tầng ôzôn.
Các NOx có thể do con người (nền công nghiệp) hoặc do các hiện tượng tự nhiên tạo ra (sấm, sét...), nhưng các CFC thì duy nhất chỉ xuất phát từ hoạt dộng của con người. Các CFC, đặc biệt CFCl3 (R11), CF2Cl2 (R12), và CHClF2 (R22) đã được dùng lâu nay trong công nghiệp lạnh hoặc trong công nghiệp tạo bột xốp polyurethan. Hàng năm trên thế giới đã sử dụng trên 2 triệu tấn các chất này và một lượng không nhỏ của chúng bị phát thải vào không khí.
R11, R12 không có chứa nhóm CH được gọi là các chất CFC "cứng". Chúng rất khó bị kết hợp hoặc phá huỷ nên chúng dần dần khuyếch tán khắp bầu khí quyển và tồn tại lâu hàng trăm năm. Chỉ có các CFC "mềm" như R22> mới bị phân huỷ dần từng phần trong tầng đối lưu.
Các CFC trong tầng bình lưu sẽ bị tác động của ta UV ngắn (< 230 nm) và bị bật gốc clo Cl* ra. Cl* sẽ tiếp tục tác dụng với ôzôn (O3) và các gốc ôxy (*O*) để thành phản ứng tiếp diễn liên tục phá huỷ ôzôn
CFC → Cl*
Cl* + O3 → ClO* + O2
ClO* + *O* → Cl* + O2
Theo ước tính, hiện nay các phản ứng trên có thể làm mất từ 2-8% lượng ôzôn trong các tầng bình lưu dưới độ cao 100 km.
Riêng ở vùng Nam Cực lượng mất ôzôn càng trầm trọng, nhất là vào mùa đông. Vì vào mùa đông có sự tạo các đám mây ty do các sol khí núi lửa. Các đám mây ty chứa các tinh thể băng rất nhỏ và trên bề mặt các hạt băng này sẽ sảy ra các phản ứng dị thể giữa CFC, ôzôn và *O* để duy trì các phản ứng phá huỷ ôzôn . Ngoài ra còn một loạt phản ứng nữa liên quan đến sự có mặt của NO2 trong tầng bình lưu để tạo ra Cl* và phá huỷ ôzôn.
Cũng vì lý do trên, các chất CFC ngoài gây hiệu ứng nhà kính, còn bị quy kết là nguyên nhân quan trọng làm mỏng lớp ôzôn của khí quyển và theo Nghị định thư Montreal, người ta đang cố gắng cắt giảm sự sản xuất và sử dụng các chất này, đặc biệt là các CFC "cứng".
nguồn yahho