Sinh 9 [Lý thuyết] Chương IX : Bảo vệ môi trường

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
969
2,516
316
19
Vinh
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG IX. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

[tex]\blacksquare[/tex] SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng trong cuộc sống.​
1. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu:
-TN không tái sinh: Gồm những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt
(khí đốt thiên nhiên, dầu lửa, than đá)
-TN tái sinh: Những dạng tài nguyên sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (nước, đất,
sinh vật)
-TN năng lượng vĩnh cửu: Năng lượng mặt trời, gió, năng lượng nhiệt sinh ra từ trong lòng
đất, thủy triều..nguồn năng lượng sạch, khi dùng không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên:
Là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại , vừa đảm bảo duy trì dài lâu các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau.
a.Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
-Vai trò của tài nguyên đất:
+Môi trường để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
+Nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông.
+Sử dụng hợp lí tài nguyên đất làm cho đất không bị thoái hóa.
-Biện pháp:
+Các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn.
+Nâng cao độ phì nhiêu của đất.
+Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất.
-Trên những vùng đất dốc , những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang có thể góp phần chống xói mòn đất vì, nước chảy trên mặt đất luôn va vào gốc cây và lớp thảm mục trên mặt đất nên chảy chậm lại-> hạn chế xói mòn
b. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước :
-Vai trò của tài nguyên nước:
+Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên trái đất
+Là yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người
+Nguyên nhân gây ô nhiễm nước và cách khắc phục:
Nguồn nướcNguyên nhân gây ô nhiễmCách khắc phục
Các sông cống nước thải ở thành phốDo dòng chảy bị tắc và xả rác thải xuống sông-Khơi thông dòng chảy
-Không đổ rác thải xuống
sông
Ao, hồDo rác thảiKhông vứt rác thải bừa bãi
xuống ao, hồ
BiểnDầu loang do tai nạn tàu thủy-Hạn chế tối đa các vụ tai nạn
-Triển khai công tác cứu hộ
kịp thời
[TBODY] [/TBODY]
-Hậu quả của việc thiếu nước:
+Nguyên nhân gây bệnh tật do mất nước.
+Ảnh hưởng tới mùa màng do hạn hán
+Không đủ nước uống cho các đàn gia súc..
c. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
-Vai trò của tài nguyên rừng:
+Cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh..
+Điều hòa khí hậu..
+Góp phần ngăn chặn lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất...
+Ngôi nhà chung của các loại động vật và các vi sinh vật...
+Nguồn gen quý giá góp phần quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái trong trái đất.
-Biện pháp:
+ Khai thác hợp lý, kết hợp trồng bổ sung
+Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên...
------------Hết-------------
Xem thêm :Tổng hợp kiến thức sinh học lớp 9
 

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
969
2,516
316
19
Vinh
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG GIÃ
1.Ý nghĩa:
-Môi trường trên trái đất đang ngày một suy thoái, rất cần các biện pháp để khôi phục và giữ gìn.
-Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các sinh vật và môi trường sống của chúng, cơ sở để cân bằng sinh thái ,tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
-Bảo vệ khu rừng già, rừng đầu nguồn
-Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang giã
-Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật
-Không săn bắt động vật hoang giã và khai thác quá mức các loài sinh vật
-Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo vệ các nguồn gen quý như nhân giống vô tính, nuôi cấy mô
-Khai thác hợp lí rừng sản xuất
-Hạn chế khai hoang rừng chuyển rừng thành đất trồng trọt, di dân tự do
-Đóng cửa rừng tự nhiên
b. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
Các biện phápHiệu quả
Đối với đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhấtHạn chế xói mòn đất, hạn hán, lũ lụt.Tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, tăng độ đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu
Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp líĐiều hòa lượng nước, hạn chế lũ lụt , hạn hán, mở
rộng diện tích trồng trọt, tăng năng suất cây trồng
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinhTăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, ko gây ô nhiễm môi trường
Thay đổi các loại cây trồng hợp líLàm cho đất không bị cạn kiệt dinh dưỡng, tận dụng được hiệu xuất sử dụng đất và tăng hiệu xuất cây trồng
Chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp có năng xuất caoĐem lại lợi ích kinh tế
[TBODY] [/TBODY]
3.Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ tài nguyên hoang dã
-Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ thực vật
+Nội dung tuyên truyền có thể là: Tầm quan trọng của rừng , tác hại của việc phá rừng, biện pháp bảo vệ rừng.
-Không vứt rác bừa bãi,tích cực tham gia dọn dẹp vệ sinh công cộng
-Tích cực tham gia các phong trào vệ sinh công viên, trường học, bãi biển..
-Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc bảo vệ môi trường
-Không săn, bắt chim thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích
- Tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên
-----------Hết--------------​
Xem thêm : Tổng hợp kiến thức sinh học lớp 9
 

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
969
2,516
316
19
Vinh
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
1.Sự đa dạng của các hệ sinh thái
-Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước khác nhau rất nhiều về đặc tính vật lý, hóa học và sinh học
-Hệ sinh thái trên cạn:
+ Các hệ sinh thái rừng(Rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim)
+ Hệ sinh thái thảo nguyên
+Các hệ sinh thái hoang mạc
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
+Hệ sinh thái núi đá vôi
-Hệ sinh thái dưới nước:
+Hệ sinh thái nước mặn; hệ sinh thái vùng biển khơi, hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven bờ..)
+Hệ sinh thái nước ngọt: Các hệ sinh thái sông suối(hệ sinh thái nước chảy), hệ sinh thái hồ, ao(hệ sinh thái nước đứng)
2.Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới là môi trường của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần
bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu góp phần giữ cân bằng sinh thái của trái đất
-Rừng ở Việt Nam chiếm 1 diện tích khá lớn và gồm nhiều loại : Rừng rậm nhiệt đới, rừng tre nứa,rừng trên núi đá vôi...
-Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước;
+ Cây rừng cản nước mưa làm cho ngấm vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô ,bảo vệ được nguồn nước ngầm
+ Khi nước chảy trên mặt đất, đc các gốc cây cản nên chạy chậm lại-> chống xói mòn đất
- Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng hiệu quả:
Biện phápHiệu quả
- Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài
nguyên rừng ở mức độ phù hợp
- Hạn chế khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên,vườn quốc gia- Góp phần bảo vệ hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen quý hiếm.
Trồng rừngChống xói mòn đất, phủ xanh đất trống, đồi trọc
Phòng cháy rừngBảo vệ tài nguyên rừng
Vận động dân tộc ít người định canh,định cưGóp phần bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế việc
chặt phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn
Phát triển dân số hợp lí, kiểm soát việc
di dân
Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá
mức cho phép
Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ rừngGiúp cho toàn dân tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng
[TBODY] [/TBODY]
3.Bảo vệ hệ sinh thái biển
-Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm 3⁄4 diện tích bề mặt Trái Đất
-Hiện nay mức độ khai thác nguồn tài nguyên này quá nhanh nên nhiều loài sv biển có nguy cơ bị tuyệt chủng
-Một số loài sinh vật biển đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và cách bảo vệ
Tình huốngBiện pháp
Các loài sv biển đang bị săn lùng, khai
thác, số lượng cá thể nhiều loài giảm
mạnh
-Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác sv biển, xử lí
nghiêm các hành vi trái phép
-Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
-Xây dựng các khu bảo tồn
-Môi trường sống của nhiều loài sinh vật bị thu hẹp và bị hủy hoại-Bảo vệ mt sống của sinh vật, phục hồi các môi trường bị ô nhiễm, hủy hoại
Rác thải, xăng dầu, chất hóa học độc hại theo các dòng sông chảy từ đất liền ra biển-Hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, bỏ rác đúng nơi quy định
-Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông suối
-Tổ chức các ngày bảo vệ môi trường, vận
động tuyên truyền tới người dân, trẻ
em
Giúp làm sạch môi trường, nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường của mọi người
[TBODY] [/TBODY]
4.Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp
-Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu
cho công nghiệp
-Nước ta có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp phân bố ở các đk địa lý và khí hậu khác nhau
từ Bắc vào Nam
-Cần duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu , đồng thời cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp để đạt
năng suất và hiệu quả cao . Đảm bảo cho sự phát triển ổn định về kinh tế và môi trường của đất nước
-----------Hết-----------​
 

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
969
2,516
316
19
Vinh
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.Sự cần thiết ban hành luật
-Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của cả xã hội, để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
-Đồng thời luật cũng điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lý để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước
-Các ví dụ về thực hiện Luật bảo vệ môi trường
Nội dungLuật Bảo vệ môi trường quy địnhHậu quả có thể có nếu không có luật Bảo vệ môi trường
Khai thác rừngCấm khai thác bừa bãi,không khai thác rừng đầu nguồnMất cân bằng sinh thái, lũ
lụt, xói mòn đất
Săn bắn động vật hoang giãNghiêm cấmđộng vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao
Đổ chất thải công nghiệp,rác sinh hoạtQuy hoạch bãi rác thải,nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trườngÔ nhiễm môi trường nước không khí, đất,ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống con người
Sử dụng đấtCó quy hoạch sử dụng đất,kế hoạch cải tạo đấtLãng phí đất, giảm độ màu mỡ của đất, đất bị xói mòn
Sử dụng các hóa chất độc hại, chất phóng xạCó biện pháp sử dụng hóa chất một cách an toàn,theo tiêu chuẩn quy định ,phải xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợpẢnh hưởng đến sự tồn tại của con người và sinh vật
Khi vi phạm Luật bảo vệ môi trường,gây sự cố môi trườngCơ sở và cá nhân vi phạm bị xử phạt và phải đền bù cho việc gây ra sự cố môi trườngÝ thức bảo vệ môi trường của ng dân sẽ kém
[TBODY] [/TBODY]

- Nội dung của luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương:
+Chương 1: Những quy định chung, xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật bảo vệ môi trường các tổ chức và cá nhân
+Chương 2: Bao gồm các quy định về phòng chống suy thoái môi trường như: Đất, nước không khí,
các nguồn lợi sinh vật, các hệ sinh thái, các nguồn gen đa dạng sinh học, cảnh quan. Chương này
cũng quy định cấm nhập các chất thải vào Việt Nam
+Chương 3: Khắc phục suy thoái môi trường , ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường, các cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
+Chương 4: Quy định nội dung quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, chức năng nhiệm vụ của hệ
thống cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường từ các cơ quan trung ương, Bộ Khoa Học và công nghệ,bộ tài nguyên và môi trường, thanh tra nhà nước
+Chương 5: Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường
+Chương 6: Khen thưởng và xử lí vi phạm luật
+ Chương 7: Điều khoản thi hành luật

2.Một số nội dung chính của Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam

a. Nội dung chính chương 2: Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
-Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ Sinh Thái, đa dạng sinh học, cảnh quan
-Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam
b.Nội dung chương 3: Khắc phục suy thoái, sự cố và ô nhiễm môi trường
-Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
-Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường
3. Trách nhiệm của mỗi người
-Mỗi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường
-Tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường và vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường
------------Hết---------​
Xem thêm : Tổng hợp kiến thức sinh học lớp 9
 
Top Bottom