- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại.
"Canh Thìn, [Càn Phù Hữu Đạo] năm thứ 2 [1040], (Tống Khang Định năm thứ 1).
[...]Tháng 2, vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa.
Sứ thần Ngô Sĩ Liên nói: Việc làm này của vua trong cái tốt lại còn cái tốt nữa, không quý vật lạ, tỏ ra giữ đức kiệm ước, ban cho bầy tôi, tỏ ra hậu đãi kẻ dưới."
Vào thời điểm đó thì giới quý tộc nước ta hầu như chuộng lụa vải từ Trung Quốc. Khi ấy, nghề dệt Trung Quốc rất phát triển vì họ giao thương với nhiều nước trên thế giới qua con đường tơ lụa nên tiếp thu được nhiều kiến thức hay về dệt. Còn nước ta trước đó thì bị đô hộ rồi chiến tranh liên miên nên dân chỉ lo miếng ăn là chính chứ ít có điều kiện phát triển ngành dệt lụa, vải.
Đến thời Lý Thái Tông thì đất nước đã yên bình hơn nên người dân có thể phát triển nhiều ngành nghề thủ công trong đó có trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Vua Lý Thái Tông chính là người chủ trương cho người dân phát triển việc dệt và làm gương bằng cách để các cung nữ cũng phải học rồi làm. Bản thân nhà vua cũng đẩy hết gấm vóc Trung Quốc ra khỏi kho để tỏ ý mình chỉ dùng hàng nội, làm gương cho thiên hạ. Sau vua còn dùng vải lụa trong nước sản xuất để thưởng cho các quan. Đó cũng là cách để dạy cho các quan ý thức về người Việt dùng hàng Việt.
Sau này nghề dệt còn được phát triển hơn ở nước ta. Nguyên Phi Ỷ Lan, vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông cũng xuất thân từ người hái dâu.
Nhờ tư tưởng sáng suốt của vua Lý Thái Tông mà dân Việt dần tự chủ được với mặt hàng gấm vóc không phải phụ thuộc vào nước ngoài. Người dân có thêm nghề nghiệp phát triển, an cư lập nghiệp.
P/S: Đây là bài đầu tiên trong quá trình thử nghiệm việc chia sẻ câu chuyện thú vị trong các tài liệu lịch sử. Theo đúng tinh thần đây chỉ là mảng phụ nên sẽ không có lịch cố định hay nội dung cố định nào.
Nếu có thắc mắc, góp ý hoặc nhận thấy điểm chưa chính xác trong bài viết của topic: Xin bạn hãy comment hoặc gửi tin nhắn một cách lịch sự, đúng mực về topic. Chân thành cảm ơn.
Nguồn: phòng chống nạn xào nấu sử
"Canh Thìn, [Càn Phù Hữu Đạo] năm thứ 2 [1040], (Tống Khang Định năm thứ 1).
[...]Tháng 2, vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa.
Sứ thần Ngô Sĩ Liên nói: Việc làm này của vua trong cái tốt lại còn cái tốt nữa, không quý vật lạ, tỏ ra giữ đức kiệm ước, ban cho bầy tôi, tỏ ra hậu đãi kẻ dưới."
Vào thời điểm đó thì giới quý tộc nước ta hầu như chuộng lụa vải từ Trung Quốc. Khi ấy, nghề dệt Trung Quốc rất phát triển vì họ giao thương với nhiều nước trên thế giới qua con đường tơ lụa nên tiếp thu được nhiều kiến thức hay về dệt. Còn nước ta trước đó thì bị đô hộ rồi chiến tranh liên miên nên dân chỉ lo miếng ăn là chính chứ ít có điều kiện phát triển ngành dệt lụa, vải.
Đến thời Lý Thái Tông thì đất nước đã yên bình hơn nên người dân có thể phát triển nhiều ngành nghề thủ công trong đó có trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Vua Lý Thái Tông chính là người chủ trương cho người dân phát triển việc dệt và làm gương bằng cách để các cung nữ cũng phải học rồi làm. Bản thân nhà vua cũng đẩy hết gấm vóc Trung Quốc ra khỏi kho để tỏ ý mình chỉ dùng hàng nội, làm gương cho thiên hạ. Sau vua còn dùng vải lụa trong nước sản xuất để thưởng cho các quan. Đó cũng là cách để dạy cho các quan ý thức về người Việt dùng hàng Việt.
Sau này nghề dệt còn được phát triển hơn ở nước ta. Nguyên Phi Ỷ Lan, vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông cũng xuất thân từ người hái dâu.
Nhờ tư tưởng sáng suốt của vua Lý Thái Tông mà dân Việt dần tự chủ được với mặt hàng gấm vóc không phải phụ thuộc vào nước ngoài. Người dân có thêm nghề nghiệp phát triển, an cư lập nghiệp.
P/S: Đây là bài đầu tiên trong quá trình thử nghiệm việc chia sẻ câu chuyện thú vị trong các tài liệu lịch sử. Theo đúng tinh thần đây chỉ là mảng phụ nên sẽ không có lịch cố định hay nội dung cố định nào.
Nếu có thắc mắc, góp ý hoặc nhận thấy điểm chưa chính xác trong bài viết của topic: Xin bạn hãy comment hoặc gửi tin nhắn một cách lịch sự, đúng mực về topic. Chân thành cảm ơn.

Nguồn: phòng chống nạn xào nấu sử