Sử Lý Ông Trọng

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

•Những giai thoại lịch sử thú vị của Việt Nam: Lý Ông Trọng (Lý Thân) từ người khổng lồ mang đến mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp đến thánh Đền Chèm.
Lý Ông Trọng tên thật là Lý Thân, do không có nhiều tư liệu về ông, hầu hết là do truyền miệng nên không rõ năm sinh, năm mất của ông, chỉ biết ông sống khoảng cuối đời Hùng Vương thứ XVIII là Hùng Duệ Vương đến thời Thục Phán An Dương Vương, sinh trưởng tại Nam Hải, song ông là một nhân vật lịch sử hoàn toàn có thật.
Lý Ông Trọng có thân hình cao to, vạm vỡ, với chiều cao lý tưởng hai trượng ba thước, tuy nhiên đây là đơn vị thời ngày xửa ngày xưa, chứ không phải cao 2km 3m ngày nay. Vào thời Hùng Duệ Vương, ông giữ chức nhỏ ở huyện ấp.
Ông vốn có tính tình cương trực, trung hậu, nhân một lần trông thấy một tên lính triều đình đánh đập một dân phu dã man, ông liền ra tay "nghĩa hiệp", cho tên lính đó biết tay, ai ngờ bi đát làm sao, chỉ với vài chưởng của ông, tên lính đó đã một bước đi chầu ông bà, ông bị khép tội chết. Vua thấy ông là kẻ tài đức, lại thân hình to cao lạ thường nên tha tội cho ông. Ông chán ghét việc làm quan nên sớm từ chức, đi cầu học phương xa, sống ẩn cư chờ vận.
Đến thời Thục Phán An Dương Vương, ông ra sức phò vua giúp nước.
Sau khi Tần Thủy Hoàng tiêu diệt xong 6 nước liền xua quân xuống phía Nam, hòng diệt luôn Âu Lạc, quân ta anh dũng đấu tranh, cuối cùng cũng đã đánh đuổi quân Tần về nước. Sau kỳ đó, Âu Lạc và nhà Tần có mối giao hảo tương đối tốt, Lý Ông Trọng được An Dương Vương cử đi sứ Tần.
Bấy giờ nhà Tần đang gặp kiếp nạn giặc Hung Nô ở phía Bắc, mặc dù quân của Doanh Chính rất mạnh, đông đảo, cùng với công trình Vạn Lý Trường Thành được Tần Thủy Hoàng gấp gút cho xây dựng nhưng không bằng quân Hung Nô hiếu chiến, quen với khí hậu khắc nghiệt, thất thường, vì thế đã trở thành mối nguy hại cho nhà Tần. Tần Thủy Hoàng nghe danh Lý Ông Trọng ở Nam là người mạnh mẽ, to lớn, vì thế Doanh Chính ngõ lời mời ông đến nước mình giúp đánh giặc, củng cố quốc phòng, phong làm Vạn Tín Hầu. Ông thủ ở đất Lâm Thao, đánh tan quân Hung Nô. Vì trông thấy thân hình cao dị thường, quân giặc không dám đến xâm phạm.
Vua Tần cảm kích lắm, phong ông là Uy mãnh Oanh liệt Phụ tín Đại Vương, gả con gái của mình là Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung, thưởng vàng bạc hậu hỉnh, hòng muốn giữ chân ông. Lý Ông Trọng biết được, lấy cớ nhớ quê nên xin phép Doanh Chính về nước, rồi ở lì luôn Âu Lạc. Gặp khi quân Hung Nô ghé thăm nhà Tần nữa, Doanh Chính cho người mời ông sang, An Dương Vương lừa sứ thần nhà Tần, bảo rằng ông đã mất. Tần Thủy Hoàng nghe tin thì hoảng loạn, gấp gút cho người đúc tượng đồng Lý Ông Trọng ra đặt ở cửa Tư Mã, bên trong rỗng ruột, chứa được cả mấy mươi người lính, hễ giặc sắp đến thì hoa tay múa chân, quân Hung Nô trông thấy ngỡ ông về lại nước nên cuống cuồng tháo chạy.
Tần Thủy Hoàng nhớ ơn ông, truyền thợ xây dựng của mình sang Nam lập đền thờ, gọi là đền Chèm, tôn ông là Thánh đền Chèm. Đền ngày nay vẫn còn, hiện tại đang ở Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội; thờ hai vị thần là Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung. Hằng năm từ 14 đến 16/5 âm lịch là ba làng Thụy Phương, Hoàng Mạc và Liên Mạc lễ hội đền Chèm để tưởng nhớ công lao của ông.

inbound533359775395644696.jpg
Hình ảnh: Lý Ông Trọng.

Nguồn: những giai thoại thú vị về lịch sử Việt Nam
 
Top Bottom