Vật lí Lý nâng cao phần cơ học

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 chiếc cốc hình trụ có thành mỏng, nặng m=120g đặt thẳng đứng, đáy ở dưới, nổi giữa mặt phân cách 2 chất lỏng không hòa tan có khối lượng riêng D1=1g/cm3 D2=1,5g/cm3. Tìm chiều sâu cả phần cốc ngập trong chất lỏng ở dưới (D2) nếu chiều dày của đáy cốc là h=2,5cm và diện tích đáy là s=20cm2? Bỏ qua khối lượng thành cốc
#Bổ sung hình vẽ minh họa.
Ảnh chụp màn hình (149).png
 
Last edited by a moderator:

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
1 chiếc cốc hình trụ có thành mỏng, nặng m=120g đặt thẳng đứng, đáy ở dưới, nổi giữa mặt phân cách 2 chất lỏng không hòa tan có khối lượng riêng D1=1g/cm3 D2=1,5g/cm3. Tìm chiều sâu cả phần cốc ngập trong chất lỏng ở dưới (D2) nếu chiều dày của đáy cốc là h=2,5cm và diện tích đáy là s=20cm2? Bỏ qua khối lượng thành cốc
Cốc có chứa chất lỏng nào k bạn ?
đề bài là vậy họ không nói j thêm hết bạn ơi
đề bài nên có hình để cho thành viên khác nhìn vào dễ hiểu nha bạn. :)
Ảnh chụp màn hình (149).png
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Nếu mà cái cốc cao hơn thì chắc chắn người ta phải cho chiều dày của lớp chất lỏng thứ nhất mới giải được. Đề người ta không cho thì chúng ta phải hiểu nó vô hạn thôi.
 
  • Like
Reactions: thanhbinh2002

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Mình nháp qua thì chỉ thấy 7cm là kết quả đúng, bạn post bài giải lên cho mọi người xem đi.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Nếu gọi h là chiều sâu cốc ngập trong chất lỏng thứ 2. Khi đó lực đẩy acsimet tác dụng lên cốc là Fa = h.S.10.D2

Và phần lực gây chìm (bao gồm trọng lượng của cốc với trọng lượng của phần chất lỏng thứ nhất nằm dưới mặt phân cách.

F = 10.120 + 10.(h-2,5).S.D1.

Cốc nằm cân bằng nên F = Fa, giải ra được h = 7cm.

Sở dĩ ở đây không xét tới trọng lượng của phần chất lỏng bên trên mặt phân cách và lực đẩy acsimet bên trên vì hai lực này đã tự cân bằng với nhau rồi.
 

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
Nếu gọi h là chiều sâu cốc ngập trong chất lỏng thứ 2. Khi đó lực đẩy acsimet tác dụng lên cốc là Fa = h.S.10.D2

Và phần lực gây chìm (bao gồm trọng lượng của cốc với trọng lượng của phần chất lỏng thứ nhất nằm dưới mặt phân cách.

F = 10.120 + 10.(h-2,5).S.D1.

Cốc nằm cân bằng nên F = Fa, giải ra được h = 7cm.

Sở dĩ ở đây không xét tới trọng lượng của phần chất lỏng bên trên mặt phân cách và lực đẩy acsimet bên trên vì hai lực này đã tự cân bằng với nhau rồi.
thế còn phần chất lỏng trong cốc thì sao
không cần tính hả?
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Mình có ghi chú câu cuối cùng rồi mà.

Giờ giả sử trong cốc không phải chất lỏng 1 mà là 1 loại chất lỏng x nào đó có cùng trọng lượng riêng với chất lòng 1 nhé.

Khi đó gọi H là phần cốc ngập trong chất lỏng 1.

Có phải bạn sẽ tính Fa = H.d1.S + h.d2.S

Trọng lượng cốc + chất x chứa trong toàn bộ cốc. P + (H + h - 2,5).dx.S

Cho hai cái bằng nhau: H.d1.S + h.d2.S = P + (H + h - 2,5).dx.S hay H.d1.S + h.d2.S = P + H.S.dx + (h - 2,5).dx.S

Vì chất lỏng x có cùng trọng lượng riêng chất lỏng 1 nên H.d1.S = H.S.dx ta loại khỏi pt.

Vậy còn lại là h.d2.S = P + (h - 2,5).d1.S chính là pt mình đã viết.

Vậy giờ thay x = chất lỏng 1 có gì khác nhau đâu? :D
 
  • Like
Reactions: thanhbinh2002

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
Mình có ghi chú câu cuối cùng rồi mà.

Giờ giả sử trong cốc không phải chất lỏng 1 mà là 1 loại chất lỏng x nào đó có cùng trọng lượng riêng với chất lòng 1 nhé.

Khi đó gọi H là phần cốc ngập trong chất lỏng 1.

Có phải bạn sẽ tính Fa = H.d1.S + h.d2.S

Trọng lượng cốc + chất x chứa trong toàn bộ cốc. P + (H + h - 2,5).dx.S

Cho hai cái bằng nhau: H.d1.S + h.d2.S = P + (H + h - 2,5).dx.S hay H.d1.S + h.d2.S = P + H.S.dx + (h - 2,5).dx.S

Vì chất lỏng x có cùng trọng lượng riêng chất lỏng 1 nên H.d1.S = H.S.dx ta loại khỏi pt.

Vậy còn lại là h.d2.S = P + (h - 2,5).d1.S chính là pt mình đã viết.

Vậy giờ thay x = chất lỏng 1 có gì khác nhau đâu? :D
thì ra là z hôm nay thầy mik ns mà mik k hiểu j hết càng nghe càng rối thêm ><
 
Top Bottom