Lý 9

K

kirito.sao

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho mạch như hình vẽ. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở từ M sang N thì số chỉ của vôn kế và ampe kế thay đổi lần lượt từ 0,2A - 0,12A, 6V-3,6V
a) Tìm Uab
b) Tính chiều dài biến trở, biết nó được làm từ chất có điện trở suất là $0,6.10^-4$ $\Omega$ m . Có tiết diện $0,3 mm^2$
c) R là điện trở tương đương của 3 điện trở của điện trở 20 $\Omega$ được mắc với nhau. Hỏi 3 điện trở này được mắc như thế nào. Vẽ hình, giải thích
picture.php
 
Last edited by a moderator:
G

galaxy98adt

Cấu trúc: $R_b$ nt $R$
a)
Khi con chạy tại vị trí M thì $R_b = 0$ \Rightarrow $U_{V_1} = U = 6 (V)$.
Vậy hiệu điện thế của nguồn là 6V.
b)
Khi con chạy tại vị trí M thì $R_b = 0$ \Rightarrow $I_{A_1} = I_R = I = 0,2 (A)$.
\Rightarrow $R = \frac{U}{I} = \frac{6}{0,2} = 30 (\Omega)$
Khi con chạy tại vị trí N thì $R_b$ đạt giá trị max.
Theo giả thiết, ta có: $U_{V_2} = 3,6 (V)$ \Rightarrow $U_b = 2,4 (V)$
$I_{A_2} = 0,12 (A)$ \Rightarrow $I_b = 0,12 (A)$
\Rightarrow $R_b = \frac{U_b}{I_b} = \frac{2,4}{0,12} = 20 (\Omega)$
\Rightarrow Chiều dài biến trở là $l = \frac{R_b.S}{\rho} = \frac{20.\frac{0,3}{10^6}}{0,6.10^{-4}} = 0,1 (m)$
c)
Đặt $r = 20 \Omega$.
Ta thấy, $R > r (R = 1,5.r)$ nên ta dành 1 điện trở $20 \Omega$ để mắc nối tiếp với đoạn mạch $R_x$ có độ lớn là $10 \Omega$.
Tiếp theo, ta thấy $R_x < r (R_x = 0,5.r)$ nên ta sẽ mắc song song 2 điện trở $20 \Omega$.
Vậy 3 điện trở $r$ được mắc theo cấu trúc: $r$ nt ($r$ // $r$) để tạo thành điện trở tương đương R.
 
Top Bottom