Vật lí [lý 9] Ôn tập kiểm tra HSG

L

leduc22122001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho mạch điện như hình vẽ 1. Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi Ampe kế chỉ cường độ dòng điện 10mA, vôn kế chỉ 2V. Sau đó người ta hoán đổi vị trí ampe kế và vôn kế cho nhau, khi đó ampe kế chỉ 2,5mA. Xác định điện trở vôn kế và điện trở $R_1$
Câu 2: Cho hệ quang học gồm thấu kính hội tụ và gương phẳng bố trí như hình vẽ 2. Hãy vẽ tia sáng đi từ S qua thấu kính phản xạ trên gương rồi đi đến điểm M cho trước.
Bài 3: Xác định khối lượng riêng của chất lỏng với các dụng cụ: Thước có vạch chia, giá thí nghiệm và dây treo, một cốc nước đã biết khối lượng riêng $D_n$ một cốc chất lỏng cần xác định khối lượng $D_x$. Hai vật rắn có khối lượng khác nhau có thể chìm trong các chất lỏng nói trên.
Bài 4: Hai vật A,B chuyển động cùng chiều trên một đường thẳng với vận tốc không đổi lần lượt là $V_A$ = 6m/s; $V_B$ = 4m/s, vật A chuyển động hướng về B. Một vật C chuyển động qua lại giữa hai vật A và B với vận tốc không đổi $V_C$ = 15m/s. Ban đầu vật A và C cùng vị trí vật B một đoạn L = 110m.
a. Sau bao lâu kể từ thời điểm ban đầu vật A sẽ đuổi kịp vật B. Tính quảng đường vật C đi được trong thời gian đó.
b. Xác định thời điểm vật C cách đều các vật A và B lần thứ nhất.
c. Tính quảng đường mà vật C đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm gặp lại A lần thứ nhất.
Bài 5: Cho thấu kính phân kì có tiêu cự f. Một điểm sáng S nằm trên trục chính, trước và cách thấu kính một đoạn d, ảnh của S tạo bởi thấu kính là S' cách thấu kính một đoạn d'.
a. Vẽ hình biểu diễn sự tạo ảnh S' của điểm sáng S qua thấu kính. Tính d' theo d và f từ đó suy ra khoảng cách SS'.
b. Ban đầu S ở tiêu điểm của thấu kính, cố định S cho thấu kính chuyển động tịnh tiến dọc theo trục thấu kính ra xa thấu kính một đoạn L = f với vận tốc trung bình V. Trong quá trình dịch chuyển thấu kính ảnh S' chuyển động như thế nào. Tính vận tốc trung bình của ảnh S' theo V.
Bài 6: Một miếng đồng khối lượng 356g được treo dưới dây mảnh, bên ngoài miếng đồng có một khối lượng 380g nước đá ở $0^o$C bọc lại. Cầm dây thả nhẹ miếng đồng (có nước đá) vào một nhiệt lượng kế chứa sẳn 2 lít nước ở $8^o$C sao cho nó chìm hoàn toàn trong nước mà không chạm đáy và giữ cho hệ cân bằng. Khi hệ đã cân bằng nhiệt. Tính:
a. Khối lượng nước đá đã tan ra.
b. Lực căng dây treo.
Biết nhiệt dung riêng nước đá, nước lần lượt là: $C_1$ = 2100J/kg, $C_2$ = 4200J/kg, khối lượng riêng của nước đá, nước, đồng là: $D_1$ = 900kg/$m^3$, $D_2$ = 1000kg/$m^3$, $D_3$ = 8900kg/$m^3$, nhiệt nóng chảy của nước đá là $\lambda$ = 336000J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Bài 7: Một nguồn điện gồm một hiệu điện thế không đổi U nối tiếp với điện trở r như hình vẽ 3.
a. Lần lượt mắc các bóng đèn $Đ_1$ (2V - 2W) và $Đ_2$ (4V - 2W) vào hai đầu A,B của nguồn điện thì cả hai trường hợp hai bóng đèn đều sáng bình thường. Tính U và r.
b. Thời gian thắp sáng các đèn $Đ_1$, $Đ_2$ bằng nguồn điện này như nhau. So sánh độ sáng của hai đèn và điện năng tiêu thụ của toàn mạch trong mỗi trường hợp.
c. Có thể mắc hai đầu A,B tối đa bao nhiêu bóng đèn loại Đ(2V - 2W) mà bóng đèn vẫn sáng bình thường.
Bài 8: Một vẫn dẫn đồng chất dạng hình hộp chữ nhật có ba kích thước là a,b,c không đổi (hình vẽ 4). Biết điện trở suất của vật không đổi $\rho$. Chứng minh rằng: Vật dẫn có nhiều giá trị khác nhau. Tính hai trong các giá trị đó.
Mấy bạn giải nhanh giúp mình với nhé. Các chi tiết càng tốt ạ. Cảm ơn các bạn nhiều lắm :):):)
 

Attachments

  • untitled.jpg
    untitled.jpg
    6.7 KB · Đọc: 0
K

kirito.sao


Đổi
2$l$=2$dm^3$=0,002$m^3$
$m_1$ = 0,002 $.$ 10000 = 2 $kg$
$m_2$=356$g$=0,356 $kg$
$m_3$=380$g$=0,38 $kg$
Ta có:
$Q_1$ = $m_1$ . $c_1$ . (80-$t$)= 8400 . (8-$t$) ($J$)
$Q_2$ = $m_2$ . $c_3$ . ($t$-0)=135,28 . ($t$-0) ($J$)
$Q_3$ = $m_3$ . $c_2$ . ($t$-0)=798 . ($t$-0) ($J$)
Ta có: $Q_1$=$Q_2$+$Q_3$
\Rightarrow 8400 . (80-$t$)=135,28 . ($t$-0)+798 . ($t$-0)
\Rightarrow $t$ = 7,2$^0C$
Ta có: $Q_4$= λ . m_3=336000 . 0.38 = 127680 ($J$)
Ta thấy $Q_1$ = 5745,6 < $Q_4$
\Rightarrow Đá tan không hoàn toàn
Phần đá đã tan: $m_4$= $Q_1$/λ = 67200/336000 = 0,0171 $kg$
Phần đá còn lại : $m_5$ = 0,3629 $kg$
Thể tích đá còn lại: $V$=$m_5$/$D_2$ = 0,00403 $m^3$
Thể tích miếng đồng $V_2$ = $m_2$/$D_3$ = 0.00004 $m^3$
Lực đẩy Ác-si-mét của đồng và nước đá khi chìm hoàn toàn trong nước: $F_A$= 10000 . (0,00403+0,00004) =40,7 N (Đoạn này mình không học, tự tìm hiểu nên sai thì thông cảm)
Trọng lượng của đồng và nước đá: $P$ = 10($m_2$+$m_3$) = 7.36 N
Lực căng dây: $F$ = P - $F_A$ = 33,34 N
 
K

kirito.sao

Xác định khối lượng riêng của chất lỏng khi cho các dụng cụ sau:
-Thước có vạch chia, giá thí nghiệm, dây treo
-1 cốc đựng nước đã biết khối lượng riêng Dn
-1 cốc đựng chất lỏng cần xác định khối lượng riêng Dx
-2 vật rắn có khối lượng khác nhau, có thể chìm trong các chất lỏng nói trên
(Tham khảo trong sách, nếu có sai sót mong bạn bỏ qua)
 
Top Bottom