[Lý 9] Kiểm tra

L

leduc22122001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là 12V, khi sáng bình thường điện trở mỗi bóng đèn lần lượt là $R_1$ = 10ôm, $R_2$ = 15ôm, cần mắc hai bóng đèn này cùng với một biến trở có điện trở lớn nhất là 20ôm vào mạch điện có hiệu điện thế 18V để cả hai đèn sáng bình thường.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện trên và tính điện trở của biến trở khi đó.
b. Điện trở được quấn bằng dây Nicrôm khi đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua bao nhiêu phần trăm tổng số vòng dây của biến trở.
Bài 2: Vật AB có ảnh qua thấu kính là A'B'. AB và A'B' đều vuông góc với trục chính của thấu kính.
a. Hãy vẽ và trình bày cách xác định quang tâm O, xác định loại thấu kính và các tiêu điểm F và F' của thấu kính đó.
b. Xác định độ cao h' của ảnh và khoảng cách d' từ ảnh đến thấu kính theo độ cao h của vật và tiêu điểm F của thấu kính. Biết khoảng cách từ vật đến thấu kính d=2f
Bài 3: Người ta đổ một khối lượng $m_1$ = 200g nước sôi vào một chiếc cốc có khối lượng $m_2$ = 120g ở nhiệt độ $t_2$ = $20^o$C. Sau một khoảng thời gian T = 5phút nhiệt độ của cốc nước là t = $40^o$C. Cho rằng nhiệt độ mất mát ra môi trường xung quanh một cách đều đặn. Hãy xác định nhiệt lượng tỏa ra trong mỗi giây. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là $C_1$ = 4200J/kg.độ, của thủy tinh là $C_2$ = 840J/kg.độ.
Bài 4: Có 3 bình mỗi bình dung tích 3 lít đựng đầy nước ở nhiệt độ $5^o$C, $70^o$C, $95^o$C và một bình dung tích lớn, ngoài ra không có dụng cụ nào khác. Hãy nêu và giải thích cách làm để có một lượng nước có nhiệt độ $60^o$C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
 
K

kirito.sao


Bài 1: Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là 12V, khi sáng bình thường điện trở mỗi bóng đèn lần lượt là $R_1$ = 10ôm, $R_2$ = 15ôm, cần mắc hai bóng đèn này cùng với một biến trở có điện trở lớn nhất là 20ôm vào mạch điện có hiệu điện thế 18V để cả hai đèn sáng bình thường.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện trên và tính điện trở của biến trở khi đó.
b. Điện trở được quấn bằng dây Nicrôm khi đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua bao nhiêu phần trăm tổng số vòng dây của biến trở.
Bài 1)
Ta có $U_1$ = 12V; $R_1$= 10 $\Omega$ \Rightarrow $I_1$= 1,2A
$U_2$ = 12V; $R_2$= 15 $\Omega$ \Rightarrow $I_2$=0,8A
Để 2 đèn sáng bình thường thì ta phải mắc như sau: $R_b$ nt $(Đ_1$ // $Đ_2)$
Vì $R_b$ nt $(Đ_1$ // $Đ_2)$ nên:
$I_b$ = $I_1$ + $I_2$ = 2 (A)
Mà $U = U_b + U_1$ = 18 (V)
\Rightarrow $U_b$ = $U - U_1$ = $18 - 12$ = 6 (V)
\Rightarrow $R_b$ = $\frac{U_b}{I_b}$ = $\frac{6}{2} = 3$ ($\Omega$)
b) Số vòng quấn quanh là:
%R = $\frac{R_b}{R_{b (max)}} = \frac{6}{20} = 0,3$ = 30%
 
Last edited by a moderator:
G

galaxy98adt

Bài 2: Vật AB có ảnh qua thấu kính là A'B'. AB và A'B' đều vuông góc với trục chính của thấu kính.
a. Hãy vẽ và trình bày cách xác định quang tâm O, xác định loại thấu kính và các tiêu điểm F và F' của thấu kính đó.
b. Xác định độ cao h' của ảnh và khoảng cách d' từ ảnh đến thấu kính theo độ cao h của vật và tiêu điểm F của thấu kính. Biết khoảng cách từ vật đến thấu kính d=2f
a)
* Kẻ AA', BB'. 2 đường thẳng đó cắt nhau tại đâu thì đó chính là quang tâm O.
Nếu ta có thứ tự AB -> A'B' -> O thì thấu kính là TKPK.
Nếu ta có thứ tự A'B' -> AB -> O thì thấu kính là TKHT, ảnh là ảnh ảo.
Nếu ta có thứ tự AB -> O -> A'B' thì thấu kính là TKHT, ảnh là ảnh thật.
* Từ O kẻ song song với AB và A'B', ta thu được thấu kính
Từ O kẻ vuông góc với thấu kính, ta được trục chính
* Từ A (hoặc B) không nằm trên trục chính, kẻ 1 đường thẳng song song với trục chính, cắt thấu kính tại 1 điểm, ta gọi là I, Từ I nối với điểm tương ứng là A' (hoặc B') cắt trục chính tại đâu thì đó là 1 tiêu điểm.
Lấy đối xứng tiêu điểm qua O, ta được thấu kính cần tìm.
b)
Em dùng kiến thức hình học chứng minh các công thức này nhé!
$\frac{1}{d} + \frac{1}{d'} = \frac{1}{f}$ đối với TKHT, ảnh thật.

$\frac{1}{d} - \frac{1}{d'} = \frac{1}{f}$ đối với TKHT, ảnh ảo.

$\frac{1}{d'} - \frac{1}{d} = \frac{1}{f}$ đối với TKPK.
và $k = \frac{d'}{d}$
Với $d$ là khoảng cách từ vật đến thấu kính, $d'$ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, $f$ là tiêu cự của thấu kính, $k$ là hệ số phóng đại ảnh.



Bài 3: Người ta đổ một khối lượng m1 = 200g nước sôi vào một chiếc cốc có khối lượng m2 = 120g ở nhiệt độ t2 = 20oC. Sau một khoảng thời gian T = 5phút nhiệt độ của cốc nước là t = 40oC. Cho rằng nhiệt độ mất mát ra môi trường xung quanh một cách đều đặn. Hãy xác định nhiệt lượng tỏa ra trong mỗi giây. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là C1 = 4200J/kg.độ, của thủy tinh là C2 = 840J/kg.độ.
Nhiệt lượng nước ở $20^oC$ thu vào để lên $40^oC$ là: $Q_{thu} = m_2.c.(40 - 20) = 10080 (J)$
Nhiệt lượng nước ở $100^oC$ thu vào để xuống $40^oC$ là: $Q_{tỏa} = m_1.c.(100 - 20) = 67200 (J)$
\Rightarrow Nhiệt lượng tỏa ra môi trường mỗi giây là: $Q_{hp} = \frac{\Delta Q}{5.60} = \frac{67200 - 10080}{300} = 190,4 (J)$


Bài 4: Có 3 bình mỗi bình dung tích 3 lít đựng đầy nước ở nhiệt độ 5oC, 70oC, 95oC và một bình dung tích lớn, ngoài ra không có dụng cụ nào khác. Hãy nêu và giải thích cách làm để có một lượng nước có nhiệt độ 60oC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
ADCT: $Q = m.c.\Delta t$
Ta cần nước ở $60^oC$ nên ta sẽ có nước $70^oC$ và nước $90^oC$ tỏa nhiệt, nước $5^oC$ thu nhiệt.
A chỉ nói thế thôi, vì đề bài ko cho biết thu được bao nhiêu nước ở $60^oC$ nên ta cứ lấy nước $5^oC$, nước $70^oC$ và nước $90^oC$ theo tỉ lệ tinh được cho vào bình to thì sẽ có nước ở $60^oC$ thôi!
 
Top Bottom