[lý 9] kiểm tra

L

leduc22122001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hai điện trở mắc song song vào mạch điện có hiệu điện thế 9V, thì cường độ dòng điện trong mạch đo được là 0,9A. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào mạch điện trên thì cường độ dòng điện đo được là 0,2A. Tính số đo mỗi điện trở.
Bài 2: Một ca nô xuôi dòng trên sông gặp một chiếc nè trôi xuôi, ca nô đi tiếp một lúc rồi quay lại và gặp bè lần 2. Hãy so sánh thời gian từ khi gặp lần 1 đến lúc quay lại và thời gian từ lúc quay lại đến lúc gặp lần 2. Coi vận tốc của nước so với bờ và vận tốc của ca nô so với nước yên lặng không đổi.
Bài 3: Thả 1,6 kg nước đá ở $-16^o$C vào một nhiệt lượng kế đựng 1,6kg nước ở $80^o$C. Nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g có nhiệt dung riêng là 380J/kg.k
a. Nước đá tan hết không?
b. Nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế. Biết: $C_đ$ = 2100J/kg.k, $C_n$ = 4200J/kg.k $\gamma$ = $336.10^3$J/kg.
Bài 4: Một thước thẳng đồng chất tiết diện đều trọng lượng P chiều dài L được cân bằng trên giá đỡ A,C, điểm C cách trọng tâm O một khoảng OC = x
a. Tìm công thức tính áp lực lên giá đỡ C theo x.
b. Tìm vị trí của C để áp lực lên giá đỡ C có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
c, Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc lên giá đỡ C và Ox. Nếu p = 100N, L= 100cm.
 
T

thangvegeta1604

1) $R_{nt}=\dfrac{9}{0,2}$\Rightarrow $R_1+R_2=45$.
$R_{//}=\dfrac{9}{0,9}$\Rightarrow $\dfrac{R_1.R_2}{R_1+R_2}=10$.
\Rightarrow $R_1.R_2=450$.
Ta có: $R_1+R_2=45$ và $R_1.R_2=450$.
\Rightarrow $R_1=30, R_2=15$ và ngược lại.
 
G

galaxy98adt

Bài 2: Một ca nô xuôi dòng trên sông gặp một chiếc nè trôi xuôi, ca nô đi tiếp một lúc rồi quay lại và gặp bè lần 2. Hãy so sánh thời gian từ khi gặp lần 1 đến lúc quay lại và thời gian từ lúc quay lại đến lúc gặp lần 2. Coi vận tốc của nước so với bờ và vận tốc của ca nô so với nước yên lặng không đổi.
Gọi vận tốc dòng nước là $v_n$, vận tốc thực của ca nô là $v_{cn}$
Gọi quãng đường ca nô đi thêm là $S$
+)
Thời gian ca nô từ khi gặp lần 1 đến lúc quay lại là: $t_1 = \frac{S}{v_{cn} + v_n}$
\Leftrightarrow $S = t_1.(v_{cn} + v_n)$ (1)
+)
Thời gian ca nô từ lúc quay lại đến lúc gặp lần 2 là: $t_2 = \frac{S - v_n.t_1 - v_n.t_2}{v_{cn} - v_n}$
\Leftrightarrow $t_2.(v_{cn} - v_n) = S - v_n.t_1 - v_n.t_2$
\Leftrightarrow $t_2.v_{cn} = S - v_n.t_1$ (2)
Thay (1) vào (2), ta có:
$t_2.v_{cn} = t_1.(v_{cn} + v_n) - v_n.t_1$
\Leftrightarrow $t_2.v_{cn} = t_1.v_{cn}$
\Leftrightarrow $t_1 = t_2$
\Rightarrow Kết luận:................ :D


Bài 3: Thả 1,6 kg nước đá ở −16oC vào một nhiệt lượng kế đựng 1,6kg nước ở 80oC. Nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g có nhiệt dung riêng là 380J/kg.k
a. Nước đá tan hết không?
b. Nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế. Biết: Cđ = 2100J/kg.k, Cn = 4200J/kg.k γ = 336.103J/kg.
a)
Ta cứ giả sử nhiệt lượng kế ở $80^oC$ tỏa nhiệt để về $0^oC$, thể lỏng đã!
\Rightarrow Khi đó, nhiệt lượng tỏa ra của nhiệt lượng kế ở $80^oC$ là: $Q_t = 1,6.4200.(80 - 0) + 0,2.380.(80 -0) = 543680 (J)$
Nhiệt lượng mà 1,6 kg nước đá thu vào để lên $0^oC$ ở thể lỏng là: $Q_{thu} = 1,6.2100.[0 - (-16)] + 1,6.336.10^3 = 591360 (J)$
Ta thấy: $Q_t < Q_{thu}$ nên nước đá không tan hết.
b)
Ta tiếp tục coi rằng ta có 3,2 kg nước đá $0^oC$ ở thể lỏng và 3,2 kg nước đá lỏng này phải tỏa ra 591360 - 543680 = 47680 (J) để thỏa mãn phương trình cân bằng nhiệt.
\Rightarrow Lượng nước đá ở thể rắn là: $m_r = \frac{47680}{336.10^3} = \frac{149}{1050} (kg) << 3,2 (kg)$
Vậy nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế là $0^oC$ và có khoảng 142 g nước đá ở thể rắn.


Bài 4: Một thước thẳng đồng chất tiết diện đều trọng lượng P chiều dài L được cân bằng trên giá đỡ A,C, điểm C cách trọng tâm O một khoảng OC = x
a. Tìm công thức tính áp lực lên giá đỡ C theo x.
b. Tìm vị trí của C để áp lực lên giá đỡ C có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
c, Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc lên giá đỡ C và Ox. Nếu p = 100N, L= 100cm.
Em vẽ hình dùm anh nha! :D
 
Top Bottom