[lý 9] cầu vồng

N

nom1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

nguyên nhân gây ra hiện tượng cầu vồng?
đây là 1 câu trong đề thi tuyển sinh lớp chuyên Lý từ rất lâu rồi. theo thông tin SGK lớp 9 thì hiện tượng cầu vồng là hiện tượng phân tích ánh sáng trắng khi chùm sáng Mặt trời chiếu vào các giọt nước nhỏ trong đám mây. vậy thi hsg thì phải trả lời như thế nào cho đủ ý
 
T

thanhcong1594

Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.
Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2... Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn.
Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng một cung tròn.
Các màu sắc cầu vồng nằm theo thứ tự đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các bức xạ hồng ngoại và tử ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy của mắt người, nên không hiển diện. Màu sắc của cầu vồng có thể được minh hoạ như sau: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím
- Do lượng hơi nước bốc lên, lại thêm ánh nắng mặt trời chiếu vào nên gây ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
 
N

nom1

Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.
Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2... Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn.
Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng một cung tròn.
Các màu sắc cầu vồng nằm theo thứ tự đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các bức xạ hồng ngoại và tử ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy của mắt người, nên không hiển diện. Màu sắc của cầu vồng có thể được minh hoạ như sau: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím
- Do lượng hơi nước bốc lên, lại thêm ánh nắng mặt trời chiếu vào nên gây ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng.


trả lời thế này thì dư đó. lớp 9 đâu cần ghi nhiều vậy
.....................................................
 
K

ki_su

Hiểu thế nào thì trình bày thế ấy thôi.

Có lẽ trước kia chương trình có khúc xạ ánh sáng nên người ta ra câu này, giờ lên 11 mới học, 11 mới đủ khả năng giải thích.
 
N

nom1

Hiểu thế nào thì trình bày thế ấy thôi.

Có lẽ trước kia chương trình có khúc xạ ánh sáng nên người ta ra câu này, giờ lên 11 mới học, 11 mới đủ khả năng giải thích.

giờ vẫn còn học khúc xạ ánh sáng đó anh nhưng mà trong bài đó ko đề cập đến cầu vồng. mãi đến bài phân tích ánh sáng trắng mói có.........................
 
K

kophaidangvuadau

đơn giản chỉ là : :M013:

Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.
 
K

kophaidangvuadau

Thế thì nó là : :M013:

hiện tượng cầu vồng là hiện tượng phân tích ánh sáng trắng khi mặt trời chiếu ánh sáng vào các giọt nước nhỏ trong đám mây :M013:
 
Top Bottom