Ôi mấy thầy trò anh thật là.....!
)
Cái trường hợp 1 của nom1 đó là vật nổi.
Trường hợp thứ 2, vật lơ lửng trong lòng chất lỏng.
Làm gì có trường hợp nào đáy vật tiếp xúc mặt thoáng được.
- Vật lơ lửng trong lòng nước thì [TEX]P = F_a[/TEX] với [TEX]F_a = d_n.V[/TEX]
V ở đây là thể tích toàn bộ vật.
- Vật nổi thì [TEX]P = F_a[/TEX] với [TEX]F_a = d_n.V'[/TEX]
V' là thể tích của phần chìm trong nước. [TEX]V' < V[/TEX].
*) Từ nổi có 2 nghĩa hiểu.
- Động từ: Khi người ta nhấm chìm khối gỗ xuống nước rồi thả tay ra. Nếu nó chìm tiếp thì P > Fa, nếu nó nổi lên thì P < Fa, nếu nó lơ lửng thì P = Fa.
- Tính từ: Chỉ trạng thái cân bằng của vật trên mặt nước. Vd: Chiếc thuyền đang nổi trên mặt nước... Trạng thái này thì P = Fa'.
Sau khi dìm khối gỗ xuống nước, toàn bộ thể tích của nó bị chìm trong nước nên [TEX]P < d.V[/TEX], vật sẽ nổi lên. Càng nổi thì thể tích của phần chìm trong nước của nó càng giảm, nghĩa là lực đẩy acsimet tác dụng lên nó càng giảm. Đến khi nó ngừng nổi thì đã hình thành một trạng thái cân bằng mới [TEX]P = d.V'[/TEX].