[Lý 8] lực đẩy acsimet và chất lỏng

N

nom1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giả sử có 1 vật LƠ LỬNG giữa MẶT PHÂN CÁCH của DẦU và NƯỚC thì NƯỚC và DẦU có tác dụng LỰC ĐẨY ACSIMET lên vật hay không? nếu có thì trong trường hợp này thì ÁP LỰC của 2 chất lỏng tác dụng lên vật và LỰC ĐẨY ACSIMET mà 2 chất lỏng tác dụng lên vật CÓ BẰNG NHAU KHÔNG?
 
K

kienduc_vatli

giả sử có 1 vật LƠ LỬNG giữa MẶT PHÂN CÁCH của DẦU và NƯỚC thì NƯỚC và DẦU có tác dụng LỰC ĐẨY ACSIMET lên vật hay không? nếu có thì trong trường hợp này thì ÁP LỰC của 2 chất lỏng tác dụng lên vật và LỰC ĐẨY ACSIMET mà 2 chất lỏng tác dụng lên vật CÓ BẰNG NHAU KHÔNG?

1 vật LƠ LỬNG giữa MẶT PHÂN CÁCH của DẦU và NƯỚC thì NƯỚC và DẦU có tác dụng LỰC ĐẨY ACSIMET lên vật hay không?
câu trả lời là có
lực đẩy tác dụng lên vật trong trường hợp này bằng lực đẩy do nước tác dụng lên vật + lực đẩy do dầu tác dụng lên vật

 
K

kienconktvn




câu trả lời là có
lực đẩy tác dụng lên vật trong trường hợp này bằng lực đẩy do nước tác dụng lên vật + lực đẩy do dầu tác dụng lên vật


câu trả lời chưa được chính xác,
nếu vật nằm giữa dầu và nước,
như ta đã biết dầu có d nhỏ hơn nước nên nằm phía trên mặt nước.
lúc này vật nằm giữa và chịu trọng lực P của dầu(áp lực của dầu lên vật) xảy ra 3 trường hợp:
nếu vật vẫn nổi hoàn toàn trên mặt nước: lý do vì áp lực của dầu lên vật nhỏ hơn sức căng mặt ngoài của bề mặt nước. lúc này phản lực của mặt nước cân bằng với áp lực của dầu đè lên vật.
nếu vật chìm 1 phần vào nước thì lúc này lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật của nước cân bằng với áp lực của dầu tác dụng lên vật.
nếu vật chìm hoàn toàn vào nước nghĩa là lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật của nước nhỏ hơn với áp lực của dầu tác dụng lên vật.
 
N

nom1

câu trả lời chưa được chính xác,
nếu vật nằm giữa dầu và nước,
như ta đã biết dầu có d nhỏ hơn nước nên nằm phía trên mặt nước.
lúc này vật nằm giữa và chịu trọng lực P của dầu(áp lực của dầu lên vật) xảy ra 3 trường hợp:
nếu vật vẫn nổi hoàn toàn trên mặt nước: lý do vì áp lực của dầu lên vật nhỏ hơn sức căng mặt ngoài của bề mặt nước. lúc này phản lực của mặt nước cân bằng với áp lực của dầu đè lên vật.
nếu vật chìm 1 phần vào nước thì lúc này lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật của nước cân bằng với áp lực của dầu tác dụng lên vật.
nếu vật chìm hoàn toàn vào nước nghĩa là lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật của nước nhỏ hơn với áp lực của dầu tác dụng lên vật.
nếu vật chìm 1 phần vào nước thì áp lực của dầu là tính từ công thức F=p.S hả anh
 
N

nom1

umh đúng rồi,
PS: e nên nhớ điều này nửa trong trường hợp này không xuất hiện lực đẩy acsimet của dầu lên vật.
vậy tóm lại là nước tác dụng lực đẩy acsimet lên vật còn dầu chỉ tác dụng áp lực lên vật thôi
trong trường hợp thì áp suất mà dầu và nước tác dụng lên vật vẫn tính bằng công thức p=d.h bình thường đúng ko anh?
 
S

saodo_3

vậy tóm lại là nước tác dụng lực đẩy acsimet lên vật còn dầu chỉ tác dụng áp lực lên vật thôi
trong trường hợp thì áp suất mà dầu và nước tác dụng lên vật vẫn tính bằng công thức p=d.h bình thường đúng ko anh?

Vật lơ lửng giữa măt phân cách thì trọng lượng của vật bằng tổng lưc đẩy acsimet do dầu và nước tác dụng lên vật.

Tổng áp lực do các chất lỏng tác dụng lên vật chính bằng lực đẩy acsimet đấy! Không biết sao câu này lại đi hỏi lớp 8?
 
K

kienconktvn

Vật lơ lửng giữa măt phân cách thì trọng lượng của vật bằng tổng lưc đẩy acsimet do dầu và nước tác dụng lên vật.

Tổng áp lực do các chất lỏng tác dụng lên vật chính bằng lực đẩy acsimet đấy! Không biết sao câu này lại đi hỏi lớp 8?

conech trong trường hợp này vật nằm trên nước và nằm dưới dầu.
vật nằm dưới dầu thì đâu có chịu lực đẩy acsimet của dầu???
PS: cho mấy e lớp 8 suy luận củng hay chứ :D
 
S

saodo_3

conech trong trường hợp này vật nằm trên nước và nằm dưới dầu.
vật nằm dưới dầu thì đâu có chịu lực đẩy acsimet của dầu???
PS: cho mấy e lớp 8 suy luận củng hay chứ :D

Đề ra là vật nằm lơ lửng giữa mặt phân cách dầu và nước mà đại ca?

Giữa mặt phân cách nghĩa là nửa chìm trong dầu, nửa chìm trong nước rồi còn gì.
 
K

kienconktvn

Đề ra là vật nằm lơ lửng giữa mặt phân cách dầu và nước mà đại ca?

Giữa mặt phân cách nghĩa là nửa chìm trong dầu, nửa chìm trong nước rồi còn gì.

ak đúng rồi, sr, nếu vậy lúc này gồm có lực đẩy acsimet của dầu và cả nước nửa, trọng lực của vật, cái a thắc mắc ở đây là có tính tới áp lực của nước lên vật :confused: khi đã tính lực đẩy acsimet trong đó :confused: thấy hơi rắc rối :D
 
S

saodo_3

ak đúng rồi, sr, nếu vậy lúc này gồm có lực đẩy acsimet của dầu và cả nước nửa, trọng lực của vật, cái a thắc mắc ở đây là có tính tới áp lực của nước lên vật :confused: khi đã tính lực đẩy acsimet trong đó :confused: thấy hơi rắc rối :D

Xét 1 khối lập phương cạnh a được nhúng chìm hoàn toàn trong nước, mặt trên cách mặt thoáng của nước một đoạn h.

Áp lực nước tác dụng lên mặt trên của vật:

[TEX]F_1 = d.h.S = d.h.a^2[/TEX], F1 hướng xuống.

Áp lực của nước tác dụng lên mặt dưới của vật:

[TEX]F_2 = d.(h+a).S = d.(h+a).a^2[/TEX] F2 hướng lên.

Áp lực nước tác dụng lên các mặt bên có phương nằm ngang và tự cân bằng với nhau. Ta bỏ qua, không xét.

Tổng áp lực nước tác dụng lên khối lập phương sẽ là:

[TEX]F = F_2 - F_1 = d.(h+a).a^2 - d.h.a^2 = d.a.a^2 = d.V = F_a[/TEX].

Bản chất của lực đẩy acsimet chính là tổng áp lực của chất lỏng tác dụng lên vật.
 
N

nom1

cái này là chương trình lớp 8 nên em post trong đây, vừa giải quyết được thắc mắc của e vừa giúp các bạn có cùng thắc mắc mà chưa hỏi được sẵn tiện cho các em lớp 8 xem
 
Top Bottom