Vật lí 6 lý 6

trucuyen123@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng bảy 2017
450
138
74
18
Quảng Nam
THCS Nguyễn Văn Trỗi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Nêu các ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn.
2/Người thợ rèn lắp khâu dao, khâu liềm như thế nào?
3/Rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng khó vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày.Tại sao?
4/Cồn nở nhiều hơn thuỷ ngân. Vậy một nhiệt kế thủy ngân và một nhiệt kế cồn có cùng một độ chia thì tiết diện của ống nào nhỏ hơn.
5/Tại sao khi vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
6/Tại sao khi lắp ráp đường ray xe lửa, ở mỗi chỗ đoạn nối của đường ray người ta lại chừa một khe hở?
@Kim Kim chị giúp em với ạ
 
  • Like
Reactions: Kim Kim

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
1/Nêu các ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn.
2/Người thợ rèn lắp khâu dao, khâu liềm như thế nào?
3/Rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng khó vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày.Tại sao?
4/Cồn nở nhiều hơn thuỷ ngân. Vậy một nhiệt kế thủy ngân và một nhiệt kế cồn có cùng một độ chia thì tiết diện của ống nào nhỏ hơn.
5/Tại sao khi vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
6/Tại sao khi lắp ráp đường ray xe lửa, ở mỗi chỗ đoạn nối của đường ray người ta lại chừa một khe hở?
@Kim Kim chị giúp em với ạ
1. Ứng dụng sự nở vì nhiệt như làm nhiệt kế, làm khâu liềm, khâu dao, giữa các nhịp cầu, giữa các thanh ray thường có để hở một khoảng cách; làm băng kép, ...
2. Người thợ rèn khi lắp khâu liềm khâu dao thì họ nung nóng khâu đó cho nở ra để tra vào cán dễ dàng, sau khi nguội nó sẽ co lại và giữ chặt hơn.
3. Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì thuỷ tinh sẽ nở ra, tuy nhiên thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nên phần trong nóng sẽ nở ra mạnh phần ngoài nguội hơn nở ra it nên cốc bị vỡ.
4. Tiết diện ống nhiệt kế cồn lớn hơn để nở nhiều nó dâng cao ít.
5. Khi lắp đường ray xe lửa người ta chừa khe hở ở đoạn nối để khi trời nóng hoặc khi xe lửa chạy làm cho đường ray nóng lên nở ra không đẩy vào nhau làm lệch đường ray.
 
  • Like
Reactions: Kim Kim

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
1/Nêu các ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn.
2/Người thợ rèn lắp khâu dao, khâu liềm như thế nào?
3/Rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng khó vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày.Tại sao?
4/Cồn nở nhiều hơn thuỷ ngân. Vậy một nhiệt kế thủy ngân và một nhiệt kế cồn có cùng một độ chia thì tiết diện của ống nào nhỏ hơn.
5/Tại sao khi vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
6/Tại sao khi lắp ráp đường ray xe lửa, ở mỗi chỗ đoạn nối của đường ray người ta lại chừa một khe hở?
@Kim Kim chị giúp em với ạ
1) Mái tôn là một ứng dụng điển hình. Mái tôn được làm uốn cong để khi trời nóng nó dãn ra và không bị gãy.
2) Họ nung nóng cái vòng cho nó dãn ra rồi lắp vào. Khi nguội thì nó co lại và bị gắn chặt vào cán.
3) Vì cốc thủy tinh dày thì bên trong cốc gặp nhiệt độ cao sẽ dãn ra còn bên ngoài thì chưa kịp. Một bên dãn ra còn bên kia không dãn thì tất nhiên là dễ vỡ hơn rồi.
4) cùng một độ chia thì cái nào nở nhiều hơn thì tiết diện đương nhiên phải lớn hơn => nhiệt kế cồn tiết diện lớn hơn
6) Để ngăn ngừa sợ nở vì nhiệt của chất rắn nha bạn. Vì nhiệt độ cao thì các thanh ray này sẽ dãn ra và lắp kín vào chỗ hở đó, nếu không thì đường ray sẽ bị bẻ cong. => Cái này cũng là một ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn (Câu 1)
 

Kim Thừa Quân

Banned
Banned
26 Tháng một 2018
842
1,380
169
18
Thanh Hóa
YMC Entertainment
Rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng khó vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày.Tại sao?
Vì cốc thủy tinh dày thì bên trong cốc gặp nhiệt độ cao sẽ dãn nở ra. Bên ngoài dãn nở muộn hơn dẫn đến hiện tượng cốc thủy tinh vỡ
Tại sao khi vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
vào mùa đông, khi ta hà hơi ra khỏi không khí phả vào gương nó sẽ ngưng tụ lại ( do lạnh ) khiến gương bị mờ. Tùy vào tình hình thời tiết khi đó, nếu nhiệt độ không khí tăng thì hơi bị ngưng tụ ấy sẽ bay hơi và mặt gương sáng trở lại
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn được dùng làm rơ-le tự ngắt trong bàn là, hay bếp điện. Cái rơ-le đó là do một thanh đồng và một thanh sắt ghép với nhau. Khi bếp hay bàn là đạt đến độ nóng cần thiết, rơ-le sẽ cong ( cong ở nhiệt độ bao nhiêu và cong đến độ nào là do tính toán của nhà sản xuất ),mạch điện trong bàn là hay bếp bị hở > tự ngắt . Dùng rơ-le sẽ đỡ tốn điện và phòng tránh nhiều nguy cơ về điện.
Nhờ biết được hiện tượng chất rắn nở ra khi nhiệt độ tăng , co lại khi nhiệt độ giảm nên người ta lắp các thanh gầm cầu hay các đoạn đường ray xe lửa cách nhau một đoạn để đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông và con người.
2. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán vì khi được nung nóng, khâu nở ra để lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại siết chặt vào cán.
3. Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.
Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.
4. Cùng một độ chia thì cái nào nở nhiều hơn sẽ lớn hơn, vậy nhiệt kế thủy ngân tiết diện nhỏ hơn.
5. Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại.Nước cũng bay hơi ở nhiệt độ thường mà!
6. Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ không bị cản trở lẫn nhau, các thanh ray nở ra ko bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch đường ray =>gây tai nạn.
 

trucuyen123@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng bảy 2017
450
138
74
18
Quảng Nam
THCS Nguyễn Văn Trỗi
Tại sao khi cho nước đá vào nước ở nhiệt độ bình thường, nước đá lại nổi lên trên mặt nước
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Tại sao khi cho nước đá vào nước ở nhiệt độ bình thường, nước đá lại nổi lên trên mặt nước
Khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước bình thường.
Cái này lên lớp 8 bạn sẽ học đầy đủ hơn!
 

0948632888

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng tư 2018
14
9
6
17
Nghệ An
Trung Học Cơ Sở Quán Bàu
1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn được dùng làm rơ-le tự ngắt trong bàn là, hay bếp điện. Cái rơ-le đó là do một thanh đồng và một thanh sắt ghép với nhau. Khi bếp hay bàn là đạt đến độ nóng cần thiết, rơ-le sẽ cong ( cong ở nhiệt độ bao nhiêu và cong đến độ nào là do tính toán của nhà sản xuất ),mạch điện trong bàn là hay bếp bị hở > tự ngắt . Dùng rơ-le sẽ đỡ tốn điện và phòng tránh nhiều nguy cơ về điện.
Nhờ biết được hiện tượng chất rắn nở ra khi nhiệt độ tăng , co lại khi nhiệt độ giảm nên người ta lắp các thanh gầm cầu hay các đoạn đường ray xe lửa cách nhau một đoạn để đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông và con người.
2. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán vì khi được nung nóng, khâu nở ra để lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại siết chặt vào cán.
3. Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.
Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.
4. Cùng một độ chia thì cái nào nở nhiều hơn sẽ lớn hơn, vậy nhiệt kế thủy ngân tiết diện nhỏ hơn.
5. Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại.Nước cũng bay hơi ở nhiệt độ thường mà!
6. Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ không bị cản trở lẫn nhau, các thanh ray nở ra ko bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch đường ray =>gây tai nạn.
 
Top Bottom