(Lý 12)Thắc mắc dạng xác định số lần vật qua 1 li độ cho trước

J

jusstinalen89

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào anh(chị),các bạn.Em đã học bài 7 của lớp LTĐH thầy Hùng,nhưng không giải được những bài này.Mong anh(chị),các bạn giúp mình giải tường tận:

Ví dụ 1. Một vật dao động điều hòa với phương trình dao động là x = 4cos(πt + π/3) cm.
a) Trong khoảng thời gian 4 (s) kể từ khi bắt đầu dao động (t = 0), vật qua li độ x = 2 cm bao nhiêu lần?
b) Trong khoảng thời gian 5,5 (s) kể từ khi bắt đầu dao động (t = 0), vật qua li độ x = 2 cm bao nhiêu lần?
c) Trong khoảng thời gian 7,2 (s) kể từ khi bắt đầu dao động (t = 0), vật qua li độ x=
- 2 căn 2 cm bao nhiêu lần?

Ví dụ 2. Một vật dao động điều hòa với phương trình dao động là x = 10cos(4πt + π/6) cm.
Trong khoảng thời gian 2 (s) kể từ khi bắt đầu dao động (t = 0), vật qua li độ x = x o bao nhiêu lần biết
a) x o = 5 cm.
b) x o = 7 cm
c) x o = 3,2 cm.
d) x o = 10 cm.

Ví dụ 4. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(4πt + π/8) cm.
a) Biết li độ của vật tại thời điểm t là 4 cm. Xác định li độ của vật sau đó 0,25 (s).

Mình xin chân thành cảm ơn mọi người
 
L

langtu2010vn9x

(Lý 12)Thắc mắc dạng xác định số lần vật qua 1 li độ cho trước

ban ve hjnh ra rui lam nhu sau
t=0-> x=2
v<0( do n/3)
T=2{s} nên nó phải chạy 2 lần nên nó wa li dộ x=2, 4 lần .may câu khac tuong tu

chuc ban hoc tot
 
N

ngaynanglen1184

Chào em. chúc em buổi sáng tốt lành :)
vì mấy bài toán cùng dạng, nên anh hướng dẫn em 1-2 bài thôi nhé, rồi em tự làm tiếp
Ví dụ 4 (Bài này dễ nhất)
cách làm tốt nhất với bài này là em nên vẽ hình ra, li độ ban đầu của vật là 4cm, sẽ ứng với một điểm trên đường tròn
sau khoảng thời gian 0,25s ứng với vật đi trên đường tròn 1 góc [TEX]\varphi =\omega .t=4\pi .o,25=\pi [/TEX]
như vậy, 2 điểm này đối xứng qua tâm O.
Vậy li độ của vật ở thời điểm (t+0,25s) là -4cm
9-19-2012%208-58-09%20AM_zpsafecaf64.png
 
N

ngaynanglen1184

Bài 1.
a) Chu kì của con lắc dao động là : T=2s
xét tỉ số [TEX]\frac{t}{T}=\frac{4}{2}=2+0=n+m[/TEX]
vị trí ban đầu của vật tại thời điểm ban đầu (t=0) là 2cm
trong 1 chu kì, có 2 lần vật đi qua vị trí 2cm (biểu diễn trên đường tròn em sẽ thấy rất rõ)
sau 2 chu kỳ số lần vật đi qua vị trí 2 cm là
N=n.2= 4 lần (nếu không tính lúc ban đầu vật ở đó )
b) tương tự
[TEX]\frac{t}{T}=\frac{5,5}{2}=2+0,75[/TEX]
xét trong khoảng thời gian 0,75s vật đi từ li độ x= 2cm theo chiều dương, em sẽ xác định đc rằng vật đi qua vị trí x=2cm thêm 1 lần nữa
vậy số lần vật đi qua vị trí 2cm trong 5,5s là:
N=2.2+1=5
Em có thể tham khảo thêm ở khoá luyện thi của thầy Kim, bài 5 tiết 2
:)
 
J

jusstinalen89

Mình vẫn không hiểu,mặc dù đã làm đi làm lại nhiều lần.Anh(chị),các bạn nào đã học lớp thầy Hùng,giúp mình bài này với.
Các cách làm khác mình không hiểu.Xin lỗi mọi người
 
N

ngaynanglen1184

Bài số 4, em hiểu nó r chứ? vì bài này dễ nhất, có nhiều cách
nhưng em nên dùng đường tròn để giải, đường tròn có ứng dụng rất lớn, cả những bài toán về sau nữa
9-19-2012%208-58-09%20AM_zpse7979ba7.png

anh giúp em làm bài số 2 nhé
Bài 2.
b) ở thởi điểm ban đầu, vật ở li độ [TEX]10\frac{\sqrt{3}}{2}=5.\sqrt{3}>7[/TEX]
và chuyển động theo chiều âm
à. đúng rồi em à, 4 chu kì, vật sẽ đi qua vị trí này 8 lần,
c) câu này cũng là 8 lần
d) câu này chỉ là 4 lần thôi. vì trong 1 chu kì vật chỉ đi qua biên dương 1 lần
 
N

ngaynanglen1184

Bài 1.
c) [TEX]\frac{t}{T}=\frac{7,2}{2}=3+0,6[/TEX]
vậy là trong 3 chu kỳ vật đi qua vị trí đó 6 lần, nhưng còn 0,6 chu kì còn lại, vật có đi qua vị trí đó thêm lần nào nữa ko?. vấn đề là ở chỗ đó nữa thôi
0,6 chu kì tức là [TEX]0,6.2=1,2s[/TEX]
vật chuyển động từ li độ ban đầu x= 2cm theo chiều dương, sau 1,2s em sẽ tính được nó qua vị trí [TEX] -2\sqrt{2}[/TEX] đó 2 lần nữa
vậy có tất cả 8 lần vật qua
Anh thấy em rất có tinh thần học tập, rất mong anh có thể giúp đc cho em
Bài này khoá học thầy Kim có giảng kĩ và chi tiết hơn (bài 5 t2)
cố gắng em nhé
 
J

jusstinalen89

Bài 1.
c) [TEX]\frac{t}{T}=\frac{7,2}{2}=3+0,6[/TEX]
vậy là trong 3 chu kỳ vật đi qua vị trí đó 6 lần, nhưng còn 0,6 chu kì còn lại, vật có đi qua vị trí đó thêm lần nào nữa ko?. vấn đề là ở chỗ đó nữa thôi
0,6 chu kì tức là [TEX]0,6.2=1,2s[/TEX]
vật chuyển động từ li độ ban đầu x= 2cm theo chiều dương, sau 1,2s em sẽ tính được nó qua vị trí [TEX] -2\sqrt{2}[/TEX] đó 2 lần nữa
vậy có tất cả 8 lần vật qua
Anh thấy em rất có tinh thần học tập, rất mong anh có thể giúp đc cho em
Bài này khoá học thầy Kim có giảng kĩ và chi tiết hơn (bài 5 t2)
cố gắng em nhé

Em cảm ơn anh.Nhưng chắc vấn đề này em nên dừng lại tại đây.Nhân tiện anh cho em xin địa chỉ email để em có gì thắc mắc được không.Mỗi lần em ra quán nét mất cả 4000h.
:(
 
S

sutrecon

"
Bài 1.
c) [TEX]\frac{t}{T}=\frac{7,2}{2}=3+0,6[/TEX]
vậy là trong 3 chu kỳ vật đi qua vị trí đó 6 lần, nhưng còn 0,6 chu kì còn lại, vật có đi qua vị trí đó thêm lần nào nữa ko?. vấn đề là ở chỗ đó nữa thôi
0,6 chu kì tức là [TEX]0,6.2=1,2s[/TEX]
vật chuyển động từ li độ ban đầu x= 2cm theo chiều dương, sau 1,2s em sẽ tính được nó qua vị trí [TEX] -2\sqrt{2}[/TEX] đó 2 lần nữa
vậy có tất cả 8 lần vật qua
Anh thấy em rất có tinh thần học tập, rất mong anh có thể giúp đc cho em
Bài này khoá học thầy Kim có giảng kĩ và chi tiết hơn (bài 5 t2)
cố gắng em nhé
"

anh ơi, tại sao "1,2s[/TEX]
vật chuyển động từ li độ ban đầu x= 2cm theo chiều dương, sau 1,2s tính được nó qua vị trí [TEX] -2\sqrt{2}[/TEX] đó 2 lần nữa" ạ??em chưa biết chỗ này
 
Top Bottom