[Lý 12]một bài hay trong đề thi thử

N

nguyentuvn1994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài này mình thấy khá hay, mọi người cùng giải

Mạch điện AB gồm R,L,C nối tiếp. [TEX]u_{AB}=U\sqrt{2}cos (\omega t)[/TEX]. Chỉ có [tex]\omega[/tex] thay đổi được. Giá trị hiệu dụng của điện áp ở hai đầu các phần tử R,L,C lần lượt là [TEX]U_R, U_L, U_C[/TEX]. Cho [tex]\omega[/tex] tăng từ 0 đến vô cùng thì thứ tự đạt cực đại của các điện áp trên là:

[TEX]A.U_C, U_R, U_L. \ \ \ \ B.U_L,U_R,U_C \ \ \ \ C.U_R, U_L, U_C \ \ \ \ D.U_C; U_L; U_R[/TEX]
 
N

n0vem13er

theo mình là D.[TEX]U_C,U_L,U_R[/TEX]...................................................................................................
 
N

n0vem13er

hiển nhiên UC phải max đầu tiên vì w càng bé thì ZC càng lớn
câu hỏi là UR hay UL sẽ max trước
UL max khi [TEX]w =\frac{1}{\sqrt{LC-\frac{R^2C^2}{2}}} [/TEX]
UR max khi [TEX]w = \frac{1}{\sqrt{LC}}[/TEX]
à nhầm, UR max trước đấy :">
 
Last edited by a moderator:
N

nguyentuvn1994

Chưa hẳn đâu bạn, Zc càng lớn thì Z cũng sẽ càng lớn, đồng nghĩa với việc I sẽ càng nhỏ, như vậy đâu hẳn là Uc max trước :|
 
D

dinhhaivnn1994

à theo mình là câu A bạn ơi thiết lập biểu thức [tex]U_C , U_R , U_L[/tex] và sau 1 hồi khảo sát ta được kết quả sau @@
[tex](\omega)^2[/tex] để [tex]U_L max[/tex] là [tex]\frac{2}{2LC-R^2C^2[/tex]
[tex](\omega)^2[/tex] để [tex]U_C max[/tex] là [tex]\frac{2LC-R^2C^2}{2L^2C^2[/tex]
[tex](\omega)^2[/tex] để [tex]U_R max[/tex] theo ta đã biết là [tex]\frac{1}{LC}[/tex]
so sánh 3 cái đó ta thấy
[tex](\omega)^2_L > \frac{1}{LC}=(\omega)^2_R[/tex] (do [tex]2LC-R^2C^2 < 2LC [/tex])
[tex](\omega)^2_C < \frac{1}{LC} = (\omega)^2_R[/tex] (do [tex]2LC-R^2C^2 < 2LC [/tex])
vậy ta có [tex]\omega_L>\omega_R>\omega_C[/tex] mà [tex]\omega[/tex] tăng từ 0 -> vô cùng , vậy ==> [tex]U_C[/tex] cực đại trước rồi tới [tex]U_R,U_L[/tex] ---> câu A
 
Last edited by a moderator:
V

vuongmung

Bài này mình thấy khá hay, mọi người cùng giải

Mạch điện AB gồm R,L,C nối tiếp. [TEX]u_{AB}=U\sqrt{2}cos (\omega t)[/TEX]. Chỉ có [tex]\omega[/tex] thay đổi được. Giá trị hiệu dụng của điện áp ở hai đầu các phần tử R,L,C lần lượt là [TEX]U_R, U_L, U_C[/TEX]. Cho [tex]\omega[/tex] tăng từ 0 đến vô cùng thì thứ tự đạt cực đại của các điện áp trên là:

[TEX]A.U_C, U_R, U_L. \ \ \ \ B.U_L,U_R,U_C \ \ \ \ C.U_R, U_L, U_C \ \ \ \ D.U_C; U_L; U_R[/TEX]
Khi [TEX]\omega =0-->\sqrt{LC}=VC[/TEX] (VC: vô cùng)
[TEX] UC=I.\frac{1}{\omega .C}=> UCmax; UL min; UR[/TEX]
Vậy chọn A.
 
N

n0vem13er

Chưa hẳn đâu bạn, Zc càng lớn thì Z cũng sẽ càng lớn, đồng nghĩa với việc I sẽ càng nhỏ, như vậy đâu hẳn là Uc max trước :|

8-|. Mình dùng phỏng đoán thôi Z = [TEX]\sqrt{R^2 - (ZL-ZC)^2} ; ZC = \frac{1}{WC}[/TEX]
ta thấy rằng ZC tăng theo cấp số nhân, w giảm n lần thì ZC tăng n lần. Còn Z thì không như vậy, w giảm n lần thì Z chỉ thay đổi chút chút :D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom