[LÝ 11]bài toán liên quan đến định luật cu lông

F

forever_l0v3_1907

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 1:
CHỨNG MINH MỆNH ĐỀ PHỤ SAU:
NẾU HAI ĐIỆN TÍCH q1,q2 BAN ĐẦU CÙNG DẤU SAU KHI CHO TIẾP XÚC THÌ ĐỘ LỚN LỰC ĐIỆN TƯƠNG TÁC GIỮA CHÚNG LUÔN LỚN HƠN SO VỚI ĐỘ LỚN LỰC ĐIỆN TƯƠNG TÁC LÚC BAN ĐẦU(KHI CÙNG KHOẢNG CÁCH VÀ CÙNG Ở TRONG 1 MÔI TRƯỜNG)

BÀI 2:
TẠI BA ĐỈNH CỦA 1 TAM GIÁC ĐỀU CÓ CẠNH A=20 CM.NGƯỜI TA ĐẶT 3 ĐIỆN TÍCH ĐIỂM LẦN LƯỢT LÀ qa=4.10^-6(C) VÀ qb=6.10^-6 (C) qc=-2.10^-6 (C).HÃY TÍNH ĐỘ LỚN HỢP LỰC TÁC DỤNG LÊN ĐIỆN TÍCH TẠI C?

BAI3:
TẠI HAI ĐIỂM CÁCH NHAU 30CM ĐẶT HAI ĐIỆN TÍCH q1 VÀ q2 .HÃY XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA ĐIỆN TÍCH q3 ĐỂ SAO CHO HỢP LỰC ĐIỆN TÁC DỤNG LÊN q3=0 TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP DƯỚI DÂY:
A: q1=4.10^-6 (C) VÀ q2=10^-6 (C)
B: q1=4.10^-6 (C) VÀ q2=-1O^-6 (C)
 
O

olympuslord

BÀI 1:
CHỨNG MINH MỆNH ĐỀ PHỤ SAU:
NẾU HAI ĐIỆN TÍCH q1,q2 BAN ĐẦU CÙNG DẤU SAU KHI CHO TIẾP XÚC THÌ ĐỘ LỚN LỰC ĐIỆN TƯƠNG TÁC GIỮA CHÚNG LUÔN LỚN HƠN SO VỚI ĐỘ LỚN LỰC ĐIỆN TƯƠNG TÁC LÚC BAN ĐẦU(KHI CÙNG KHOẢNG CÁCH VÀ CÙNG Ở TRONG 1 MÔI TRƯỜNG)


sau khi tiếp xúc thì chúng truyền điện tích cho nhau và đều bằng q3 nhưng tổng điện tích là không thay đổi tức 2q3 = q1 + q2

so sánh lực tác dụng giữa 2 trường hợp ta so sánh q1.q2 và [TEX]{q3}^2[/TEX]

ta lấy dữ kiện 2q3 = q1 + q2 bình phương 2 vế ta có

[TEX]4{q3}^2 = {q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2[/TEX] tức [TEX]{q3}^2 = \frac{{q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2}{4}[/TEX]

bây giờ so sánh [TEX]\frac{{q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2}{4}[/TEX] với [TEX]\frac{4q1q2}{4}[/TEX]

giả sử [TEX]4q1q2 \le {q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2[/TEX] chuyển vế dùng hằng đẳng thức ta được một bất

phương trình luôn đúng. vậy q1q2 luôn bé hơn hoặc bằng q3 bình phương. dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi q1 = q2 vậy được chứng minh!:-SS
 
Last edited by a moderator:
L

l94

BÀI 2:
TẠI BA ĐỈNH CỦA 1 TAM GIÁC ĐỀU CÓ CẠNH A=20 CM.NGƯỜI TA ĐẶT 3 ĐIỆN TÍCH ĐIỂM LẦN LƯỢT LÀ qa=4.10^-6(C) VÀ qb=6.10^-6 (C) qc=-2.10^-6 (C).HÃY TÍNH ĐỘ LỚN HỢP LỰC TÁC DỤNG LÊN ĐIỆN TÍCH TẠI C?

BAI3:
TẠI HAI ĐIỂM CÁCH NHAU 30CM ĐẶT HAI ĐIỆN TÍCH q1 VÀ q2 .HÃY XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA ĐIỆN TÍCH q3 ĐỂ SAO CHO HỢP LỰC ĐIỆN TÁC DỤNG LÊN q3=0 TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP DƯỚI DÂY:
A: q1=4.10^-6 (C) VÀ q2=10^-6 (C)
B: q1=4.10^-6 (C) VÀ q2=-1O^-6 (C)

Bài 2:bài này tương tự bài 1.24 trong sách bài tập(nâng cao), bạn lật ra mà xem cách giải.
bài 3:
a/vì q1 và q2 cùng dấu nên để q3 cân bằng thì q3 nằm ở giữa:
ta có:
[tex]F_{13}=F_{23} \Leftrightarrow \frac{q_1}{r_{13}^2}=\frac{q_2}{(0,3-r_{13})^2}[/tex]
b/q1 trái dấu với q2 và độ lớn q2 lớn hơn q1 nên q3 nằm ngoài 2 điện tích và nằm bên trái q1.
[tex]F_{13}=F_{23} \Leftrightarrow \frac{q_1}{r_{13}^2}=\frac{q_2}{(r_{13}+0,3)^2}[/tex].từ đó mà tính.
từ đó tính được khoảng cách giữa q1 và q3.
 
V

vuvanchienaida

bài 2
ta có Fac=1,8 (c)
Fbc=2,7(c) vì Fac hợp với Fbc 1 góc 60 độ (@=60ĐỘ)
F(c)^2=FAC^2+FBC^2+2*FAC*FBC*COS@
SUY RA F=3,92(C) lâu lắm rồi k làm phần này ko biết làm có đúng ko.
p/s:nhớ gõ latex nha em!
 
Last edited by a moderator:
S

shin1995

sau khi tiếp xúc thì chúng truyền điện tích cho nhau và đều bằng q3 nhưng tổng điện tích là không thay đổi tức 2q3 = q1 + q2

so sánh lực tác dụng giữa 2 trường hợp ta so sánh q1.q2 và [TEX]{q3}^2[/TEX]

ta lấy dữ kiện 2q3 = q1 + q2 bình phương 2 vế ta có

[TEX]4{q3}^2 = {q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2[/TEX] tức [TEX]{q3}^2 = \frac{{q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2}{4}[/TEX]

bây giờ so sánh [TEX]\frac{{q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2}{4}[/TEX] với [TEX]\frac{4q1q2}{4}[/TEX]

giả sử [TEX]4q1q2 \le {q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2[/TEX] chuyển vế dùng hằng đẳng thức ta được một bất

phương trình luôn đúng. vậy q1q2 luôn bé hơn hoặc bằng q3 bình phương. dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi q1 = q2 vậy được chứng minh!:-SS
Cho mình hỏi tại sao lại so sánh [TEX]\frac{{q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2}{4}[/TEX] với [TEX]\frac{4q1q2}{4}[/TEX] mà [TEX]\frac{4q1q2}{4}[/TEX] ở đâu mà ta có
 
F

forever_l0v3_1907

bài 1 làm mình không hiểu mấy ai có cách nào khác giải không ạ ****************************??
 
O

olympuslord

Cho mình hỏi tại sao lại so sánh [TEX]\frac{{q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2}{4}[/TEX] với [TEX]\frac{4q1q2}{4}[/TEX] mà [TEX]\frac{4q1q2}{4}[/TEX] ở đâu mà ta có

cốt chính là so sánh q1.q2 và [TEX]{q3}^2[/TEX] mà [TEX]{q3}^2[/TEX] = [TEX]\frac{{q1}^2 + {q2}^2 + 2q1q2}{4}[/TEX] nên ta mang so sánh thôi!

[TEX]\frac{4q1q2}{4}[/TEX] = q1.q2 chứ sao nữa! /:)

bài 1 làm mình không hiểu mấy ai có cách nào khác giải không ạ ****************************??
khó hiểu nữa trời! các cái khác đều giống nhau ta đi so sánh tích 2 điện tích thôi!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom