Luyện Thi Đại Học 2013 môn Sinh

N

ngobaochauvodich

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.



1) Gen ban đầu có cặp nu chứa A hiếm (A*) là T-A*,sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp:
A. T-A
B. A-T
C. G-X
D. X-G.

2) Gen ban đầu có cặp nu chứa G hiếm (G*) là X-G*,sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp:
A.T-A.
B.A-T
C.G-X
D.X-G

3)
Gen ban đầu có cặp nu chứa G hiếm (G*) là G*-X,sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp:
A.T-A.
B.A-T.
C.G-X
D.X-G

4) Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin,vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hiđro giữa A và T bằng số liên kết hiđro giữa G và X (tính từ bộ ba mở đầu tới bộ ba kết thúc), mã kết thúc là UAG.Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến.Số nu loại T của gen đột biến được tạo ra là bao nhiêu:
A.179 B.359 C.718 D.539
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

5) Một đoạn ADN nhân đôi trong môi trường chứa toàn bộ các nuclêôtit tự do được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ. Cuối quá trình đã tạo ra số gen con gồm 6 mạch có đánh dấu và 2 mạch thì không. Mạch thứ nhất chứa các nuclêôtit không đánh dấu gồm 600T và 150X, mạch thứ hai chứa các nuclêôtit không đánh dấu gồm 450T và 300X.
a/ Số lần nhân đôi của đoạn ADN trên là:
A. 1. B. 2. C.3. D. 4.
b/ Số nuclêôtit mỗi loại trong đoạn ADN ban đầu là:
A. A = T = 1050; G = X = 450.
C. A = T = 900; G = X = 600. B. A = T = 450; G = X = 1050.
D. A = T = 600; G = X = 900.
c/ Số nuclêôtit tự do mỗi loại mà môi trường cần phải cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là:
A. A = T = G = X = 2250.
C. A = T = 1800; G = X = 2700. B. A = T = 2700; G = X = 1800.
D. A = T = 3150; G = X = 1350.

6) Gen có khối lượng 451800 đvC. Sau tái bản, các gen con chứa tất cả 32 mạch đơn. Một trong hai mạch của đơn của gen ban đầu có 371A và 150T.
a/ Số lần tự sao của gen là:
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
b/ Số nuclêotit từng loại có trong gen ban đầu là:
A. A= T = 371; G = X = 150.
C. A = T = 227; G = X = 521. B. A = T = 1042; G = X = 454.
D. A = T = 521 ; G = X = 232.
 
H

haichaustudy

1 D 2A 3B 4D A=T=540 G=X=360 đột biến thay đổi 1 cặp A-T thành G-X nên số nu loại T=539
5 a/ B b/A A=T=T1+T2=1050 G=X=450 c/D
6/a/A b/D
 
N

ngobaochauvodich

[tex] Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec về thành phần kiểu gen quy định kiểu cánh. Trong đó tỉ lệ cá thể cánh xẻ chiếm 12,25%. Biết rằng tính trạng cánh do một gen quy định, kiểu cánh dài trội hoàn toàn so với kiểu cánh xẻ. Chọn ngẫu nhiên 1 cặp (1 con đực và 1 con cái) đều có cánh dài. Xác suất để 1 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp tử là: A. 0,5185. B. 1-0,5185^2. C. 0,5185^4. D. 0,5185^2.[/tex]
 
N

ngobaochauvodich

[tex] Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec về thành phần kiểu gen quy định kiểu cánh. Trong đó tỉ lệ cá thể cánh xẻ chiếm 12,25%. Biết rằng tính trạng cánh do một gen quy định, kiểu cánh dài trội hoàn toàn so với kiểu cánh xẻ. Chọn ngẫu nhiên 1 cặp (1 con đực và 1 con cái) đều có cánh dài. Xác suất để 1 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp tử là: A. 0,5185. B. 1-0,5185^2. C. 0,5185^4. D. 0,5185^2.[/tex]
 
N

nguoicodon7870

Tôi là 1 phụ huynh. Nhà tôi ở khu vực Bình Thạnh, tôi muốn hỏi bạn có thể giới thiệu cho con tôi 1 chỗ luyện thi môn sinh được không, cảm ơn bạn nhiều
 
Top Bottom