Luyện tập

K

kakashi_hatake

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1
Xét vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong $\Delta t$ s đầu tiên vật đi được 10m, trong $\Delta t \ s$ tiếp theo vật đi được 14m. hỏi trong $\Delta t \ s$ tiếp theo nữa, vật đi được bao nhiêu m ?

Bài 2
2 xe xuất phát cùng lúc từ 2 địa điểm A, B cách nhau 1 khoảng l đi về phía nhau. Các xe chuyển động đều với tốc độ không đổi $v_1$ 30 km/h, $v_2$=60km/h. Chúng gặp nhau tại C. Nếu xe thứ nhất xuất phát trước xe thứ 2 nửa h thì chúng gặp nhau cách C bao xa ?
 
V

vy000

Bài 1
Xét vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong $\Delta t$ s đầu tiên vật đi được 10m, trong $\Delta t \ s$ tiếp theo vật đi được 14m. hỏi trong $\Delta t \ s$ tiếp theo nữa, vật đi được bao nhiêu m ?


Bài 1:


Tính gia tốc của vật:

$a=\dfrac{\Delta v}{\Delta t}=\dfrac4{\Delta^2 t}$

Có:
$S_1=v_o\Delta t + \dfrac{\Delta^2ta }2=10$
$S_2=v_o2\Delta t+\dfrac{4\Delta^2ta}2=24$
$S_3=v_o3\Delta t + \dfrac{9\Delta^2ta}2=42$

Vậy trong $\Delta t$ giây tiếp theo vật đi được 18m


Bài 2
2 xe xuất phát cùng lúc từ 2 địa điểm A, B cách nhau 1 khoảng l đi về phía nhau. Các xe chuyển động đều với tốc độ không đổi $v_1$ 30 km/h, $v_2$=60km/h. Chúng gặp nhau tại C. Nếu xe thứ nhất xuất phát trước xe thứ 2 nửa h thì chúng gặp nhau cách C bao xa ?

Chọn hệ quy chiếu:
Trục toạ độ Ox:
Gốc toạ độ $O \equiv A$
Phương nằm ngang, chiều dương là chiều từ $A \rightarrow B$
Gốc thời gian $t_o=0$ là lúc xe B xuất phát


a)Phương trình chuyển động xe A:
$x_1=x_{01}+v_1t$ với $\begin{cases}x_{01}=0\\v_1=30 (km/h) \end{cases}$

$\rightarrow x_1=30t$

Phương trình chuyển động xe B:
$x_2=x_{02}+v_2t$ với $\begin{cases}x_{02}=AB\\v_2=-60 (km/h) \end{cases}$

$\rightarrow x_2=AB-60t$

2 xe gặp nhau,cho $x_1=x_2 \\ \leftrightarrow 30t=AB-60t \\ \leftrightarrow t=\dfrac{AB}{90} (h)$

Vậy toạ độ điểm C là toạ độ xe A sau thời gian $\dfrac{AB}{90} h$

$x_C=30.\dfrac{AB}{90}=\dfrac{AB}3$

b) Nếu xe B xuất phát sau xe A nửa giờ:
Phương trình chuyển động xe B:
$x_2=x_{02}+v_2t=AB-60t$

Phương trình chuyển động xe A:
$x_1=x_{01}+v_1(t+0,5)=30t+15$

2 xe gặp nhau, ta có $t=\dfrac{AB-15}{90}$

toạ độ điểm 2 xe gặp nhau: $x=\dfrac{AB}3+10$

Vậy điểm gặp nhau cách C 10km
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

Bài 3
Một chiếc thuyền rời bến A cùng 1 lúc với 1 chiếc bè thả trôi theo dòng nước . Khi đến bến b thuyền lập tức quay về A. Biết vân tốc của thuyền so với bờ lúc đi là 5km/h và khoảng cách giữa 2 bến là 10km. Tìm thời gian kể từ khi xuất phát cho đến khi thuyền gặp lại bè

Bài 4
Ném 1 vật thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc đầu là 10m/s. Sau 3s, vật rơi vật rơi xuống đất. Tìm độ cao của vị trí ném so với mặt đất
 
V

vy000

Bài 3
Một chiếc thuyền rời bến A cùng 1 lúc với 1 chiếc bè thả trôi theo dòng nước . Khi đến bến b thuyền lập tức quay về A. Biết vân tốc của thuyền so với bờ lúc đi là 5km/h và khoảng cách giữa 2 bến là 10km. Tìm thời gian kể từ khi xuất phát cho đến khi thuyền gặp lại bè

Chọn hệ quy chiếu:
Trục toạ độ Ox:
Gốc $O \equiv A$
Phương nằm ngang,chiều dương từ A -> B

Gốc thời gian $t_o=0$ là lúc thuyền đến B và quay trở lại A

Thời gian từ lúc thuyền xuất phát tới khi đến B là: $10:5=2 (h)$

Gọi $v_t$ là vận tốc do động cơ thuyền tạo ra(vận tốc thuyền so với nước
$v_n$ là vận tốc của nước so với bờ

Gọi thuyền là vật 1
Dòng nước là vật 2
Bờ là vật 3

Ta có:
$\overrightarrow{v_{12}}$ là vận tốc của thuyền so với nước
$\overrightarrow{v_{23}}$ là vận tốc của nước so với bờ
$\overrightarrow{v_{13}}$ là vận tốc của thuyền so với bờ

$\rightarrow \overrightarrow{v_{13}}=\overrightarrow{v_{12}}+ \overrightarrow{v_{23}}$
Khi thuyền đi từ A-->B :$v_{13}=v_{12}+v_{23}=v_t+v_n=5 (km/h)$
Khi thuyền đi từ B-->A : $v_{13}=v_{12}-v_{23}=v_t-v_n$
Phương trình chuyển động của thuyền:
$x_t=x_{0t}+v_{13}t$ với $x_0=10 (km) \\ v_{13}=v_n-v_t$

$\rightarrow x_t=10+(v_n-v_t)t$

Khi thuyền đến B, bè đã đi được $2v_n$ km

Phương trình chuyển động của bè:

$x_b=x_{0b}+v_nt$ Với $x_{0b}=2v_n$

$\rightarrow x_b=2v_n+v_nt$

Khi thuyền gặp bè,cho $x_t=x_b$

$\leftrightarrow 10+v_nt-v_tt=2v_n+v_nt$

$t=\dfrac{10-2v_n}{v_t}=\dfrac{2v_t+2v_n-2v_n}{v_t}=2 (h)$

Thời gian từ lúc xuất phát đếm khi thuyền gặp bè là :2+2=4 (h)$


Bài 4
Ném 1 vật thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc đầu là 10m/s. Sau 3s, vật rơi vật rơi xuống đất. Tìm độ cao của vị trí ném so với mặt đất

Chọn hệ quy chiếu:
Trục toạ độ Oy:
Gốc O trùng với vị trí ném vật
Phương thẳng đứng
Chiều dương hướng từ dưới lên trên

Gốc thời gian $t_0=0$ là lúc ném vật

Phương trình chuyển động của vật:
$y=y_0+v_0t+\dfrac{at^2}2$ với $v_0=10 (m/s) \\ a=-10 (m/s^2)$

$\rightarrow y=y_0+10t-5t^2$

Khi vật chạm đất sau 3 giây, cho y=0 ; t=3 ,ta có:
$0=y_0+10.3-5.3^2$
$y_0=15 (m)$

Vậy vị trí ném vật có độ cao 15m so với mặt đất
 
K

kakashi_hatake

Bài 4 ck ra 40 cơ
Vật chạm đất sau 3s => Độ cao cực đại vật đến được là $\dfrac{1}{2}gt^2=45m$
$v_0=10m/s $ => vật bay đc 1s thì lên đến độ cao cực đại
Vậy độ cao vật ban đầu là $45-\dfrac{1}{2}10.1=40 m$
Là sao nhỉ ?

Tiếp nè :)

Bài 5
Một chiếc xe đi trên đường với vân tốc 10m/s thì thấy phía trước 1 đoạn L=20m có vật cản. Nếu xe chuyển sang quỹ đạo tròn để tránh vật cản, gia tốc nhỏ nhất để xe k đâm vào vật cản là bao nhiêu?

Bài 6
Gia tốc rơi tự do trên bề mặt Mặt trăng chỉ bằng $\dfrac{1}{6}$ gia tốc rơi tự do trên bề mặt Trái Đất. Khối lương MT nhỏ hơn KL TĐ 81 lần. Bán kính MT nhỏ hơn BK TĐ bao nhiêu lần ?
 
V

vy000

Bài 4 ck ra 40 cơ
Vật chạm đất sau 3s => Độ cao cực đại vật đến được là $\dfrac{1}{2}gt^2=45m$
$v_0=10m/s $ => vật bay đc 1s thì lên đến độ cao cực đại
Vậy độ cao vật ban đầu là $45-\dfrac{1}{2}10.1=40 m$
Là sao nhỉ ?


Oài,ck thử ra là xong

Ptcd:
$y=y_0+v_0t+\dfrac12gt^2$
y=0,t=3
$0=y_0+10.3-\dfrac12.10.3^2$

Thay $y_0=40$ của ck vô,có đúng ko ;)
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Bài 5
Một chiếc xe đi trên đường với vân tốc 10m/s thì thấy phía trước 1 đoạn L=20m có vật cản. Nếu xe chuyển sang quỹ đạo tròn để tránh vật cản, gia tốc nhỏ nhất để xe k đâm vào vật cản là bao nhiêu?

Bài này vẫn không hiểu lắm :|,ck có đáp án không :((


Bài 6
Gia tốc rơi tự do trên bề mặt Mặt trăng chỉ bằng $\dfrac{1}{6}$ gia tốc rơi tự do trên bề mặt Trái Đất. Khối lương MT nhỏ hơn KL TĐ 81 lần. Bán kính MT nhỏ hơn BK TĐ bao nhiêu lần ?

Gia tốc rơi tự do trên trái đất:

Gọi:
$M ,m=\dfrac M{81}$ lần lượt là khối lượng của trái đất và mặt trăng
R,r lần lượt là bán kính của mặt trăng
$g_{td};g_{mt}=\dfrac{g_{td}}6$ lần lượt là gia tốc rời tự do ở bề mặt trái đát và mặt trăng

Có:
$g_{td}=\dfrac{GM}{R^2}$

$\rightarrow R=\sqrt{\dfrac{GM}{g_{td}}}=\sqrt{\dfrac{G81m}{6g_{mt}}}=\sqrt{\dfrac{27}2}r$
 
K

kakashi_hatake

Típ típ nào ^^
Ck bít lỗi rồi, quên mất k trừ 1s bay lên, chỉ có 2s bay xuống thôi T^T

Bài 7
Một vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo tròn quanh Tria s Đất tại độ cao = bán kính trái đất. Xác định vận tốc dài của vệ tinh trên quỹ đạo. Gia tốc rơi tự do trên mặt đất là $g=9.8m/s^2$, bán kính trái đất là 6400km

Bài 8
Cho lò xo độ cứng k=100N/m, chiều dài tự nhiên $l_0=30cm$. Cắt lò xo thành 2 đoạn dài 10cm và 20cm. Tính độ cứng mỗi đoạn lò xo

Bài 9
Treo lò xo thẳng đứng, vật nặng 100g, lò xo dãn đến chiều dài $l_1=32cm$. Treo thêm vật nặng 50g vào lò xo độ dài lò xo là tăng 1cm. Tìm chiều dài tự nhiên của lò xo

Bài 10
kéo vật dọc theo mp nằm ngang với lực F=10N thì vật chuyển động đều. Nếu đặt lên trên vật thêm khối lượng m'=1kg thì cần kéo vật theo phương ngang với lực F=12N để hệ vật chuyển động đều. Tìm hệ số ma sát và khối lượng vật ban đầu

Bài 11
Đặt vật lên trên mp nghiêng có góc ngiêng so với mặt phẳng ngang là 60 độ. biết hệ số ma sát của mp nghiêng là $\dfrac{1}{2. \sqrt{3}}$. Tính gia tốc vật

Bài 12
Vật chuyển động trên dốc nghiêng góc 45 độ với tốc độ đầu là 10 m/s. Vật chuyển động chậm dần đều lên trên rồi đi nhanh dần đều về vị trí ban đầu. Lúc đến chân dốc, vật vận tốc vật là 5m/s. Tính hệ số ma sát của mp nghiêng

Bài 13
Người ta buộc viên đá khối lượng m vào đầu dây rồi quay viên đá theo quỹ đạo tròn thẳng đứng bán kính R=40cm. Trong quá trình chuyển động, lực căng dây của viên đá thay đổi trong khoảng 3N đến 3.4N. Giả sử chuyển động của viên đá là chuyển động tròn đều. Xác định khối lượng và tốc độ góc của nó

Bài 14
Coi trái đất và sao hỏa chuyển động trên các quỹ đạo tròn xung quanh mặt trời trong đó bk sao hỏa gấp 1.5 lần bk quỹ đạo TĐ. Tính chu kì quay của sao Hỏa xung quanh MT
 
T

thaoteen21

tl

câu 9:
ta có :Fđh 1=P1=m1.g=1=k.$\delta$l1 (*)
Fđh 2=P2=m2.g=1,5=k.$\delta$l2 (**)
lấy (*) chia(**)
$\dfrac{\delta l1}{\delta l2}$=$\dfrac{1}{1,5}$
\Leftrightarrow (32-lo).1,5=33-lo
\Rightarrow lo=30 cm
 
M

mydream_1997

Bài 8 nè :D
Áp dụng công thức
[TEX]\frac {k_1}{k}=\frac {l}{l_1} ; \frac {k_2}{k}=\frac {l}{l_2}[/TEX]
Còn gặp bài mô nối lò xo thì áp dụng
  • Nối tiếp
[TEX]k=\frac {k_1.k_2}{k_1 + k_2}[/TEX]
  • song song
[TEX]k=k_1 + k_2[/TEX] :D
Bài 9 30 cm
 
T

thaoteen21

tl

câu 10:
vật c đ đều a=o
áp dụng đl II nuiton: $\vec{Fk}$+$\vec{Fms}$+$\vec{P}$+$\vec{N}$=m.$\vec{a}$
chiếu lên phương ngang: Fk-Fms=ma=o
lần 1: Fk1-Fms1=0\Leftrightarrow Fk1=Fms1\Leftrightarrow 10=u.m1.g=10.u.m1
\Rightarrow u=$\dfrac{10}{10m1}$=$\dfrac{1}{m1}$ (1)
lần 2: Fk2=Fms2\Leftrightarrow 12=u.(m1+m').g=u.(m1+1).10=u.(10m1+10)
\Rightarrow u=$\dfrac{12}{10m1+10}$ (2)
từ (1) và (2)\Rightarrow $\dfrac{1}{m1}$=$\dfrac{12}{10m1+10}$
\Leftrightarrow m1=5kg ;thay (1)\Rightarrowu=0,2
 
T

thaoteen21

tl

bài 11: ko có Fk
áp dụng đl II nuiton: $\vec{P}$+$\vec{N}$+$\vec{Fms}$=m.$\vec{a}$ (1)
chiếu (1) theo ox: -P.sin$\alpha$-Fms=ma
\Rightarrow a=-($\dfrac{P.sin\alpha+Fms}{m}$)(2)
chiếu (1) lên oy: N-P.cos$\alpha$=0\Leftrightarrow N=P.cos$\alpha$
\Rightarrow Fms=u.N=u.P.cos$\alpha$
từ (2)\Rightarrow a=-($\dfrac{P.sin\alpha+u.P.cos\alpha}{m}$)=-g(sin$\alpha$+u.cos$\alpha$)
thay $\alpha$=60 và u=$\dfrac{1}{2.\sqrt{3}}$ vào tính ra a
 
V

vy000

bài 11: ko có Fk
áp dụng đl II nuiton: $\vec{P}$+$\vec{N}$+$\vec{Fms}$=m.$\vec{a}$ (1)
chiếu (1) theo ox: -P.sin$\alpha$-Fms=ma
\Rightarrow a=-($\dfrac{P.sin\alpha+Fms}{m}$)(2)
chiếu (1) lên oy: N-P.cos$\alpha$=0\Leftrightarrow N=P.cos$\alpha$
\Rightarrow Fms=u.N=u.P.cos$\alpha$
từ (2)\Rightarrow a=-($\dfrac{P.sin\alpha+u.P.cos\alpha}{m}$)=-g(sin$\alpha$+u.cos$\alpha$)
thay $\alpha$=60 và u=$\dfrac{1}{2.\sqrt{3}}$ vào tính ra a

$\overrightarrow{Fms}$ và $\overrightarrow{P_2}$ (với $P_2=P\sin\alpha$) ngược chiều chứ nhỉ ^^



Bài 7
Một vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất tại độ cao = bán kính trái đất. Xác định vận tốc dài của vệ tinh trên quỹ đạo. Gia tốc rơi tự do trên mặt đất là $g=9.8m/s^2$, bán kính trái đất là 6400km

Gia tốc rời tự do của vệ tinh:
$g_{vt}=\dfrac{GM}{4R^2}=\dfrac14g=9,8:4=2,45 (m/s^2)$

Có: $a_{vt}=a_{ht}=\dfrac{v^2}{r}$
$\rightarrow v=\sqrt{a_{vt}r}=\sqrt{a_{vt}2R}=\sqrt{g_{vt}2R}=\sqrt{2,45.2.6400}=177 (m/s)$

Bài 8
Cho lò xo độ cứng k=100N/m, chiều dài tự nhiên $l_0=30cm$. Cắt lò xo thành 2 đoạn dài 10cm và 20cm. Tính độ cứng mỗi đoạn lò xo

Ta có:

$KL=K_1L_1=K_2L_2$

$\rightarrow$$ K_1=\dfrac{KL}{L_1}=\dfrac{100.0,3}{0,1}=300 (N?m)\\K_2=\dfrac{KL}{L_2}=\dfrac{100.0,3}{0,2}=150 (N/m)$

Bài 9
Treo lò xo thẳng đứng, vật nặng 100g, lò xo dãn đến chiều dài $l_1=32cm$. Treo thêm vật nặng 50g vào lò xo độ dài lò xo là tăng 1cm. Tìm chiều dài tự nhiên của lò xo

Có:$F_{đh1}=K\Delta l_1 = K(l_1-l_o)\\F_{đh2}=K\Delta l_2=K(l_2-l_o)$

$\rightarrow \dfrac{F_{đh1}}{F_{đh2}}=\dfrac{l_1-l_o}{l_2-l_o}$

Thay số --> $l_o=30 (cm)$



Bài 10
kéo vật dọc theo mp nằm ngang với lực F=10N thì vật chuyển động đều. Nếu đặt lên trên vật thêm khối lượng m'=1kg thì cần kéo vật theo phương ngang với lực F=12N để hệ vật chuyển động đều. Tìm hệ số ma sát và khối lượng vật ban đầu

a265b6b184de7a1010ac994f3ab994d5_53366600.lybaitapkaka.gif


Vật chuyển động đều:
$\rightarrow F_1=F_{ms1}=M N_1=M P_1 = M mg$

Hệ chuyển động đều:
$\rightarrow F_2=F_{ms2}=M N_2=M P_2 = M (m+m^')g$

$\rightarrow \dfrac{F_1}{F_2}=\dfrac{m}{m+m^'}$

$\rightarrow m= 5 (kg) \rightarrow M=0,2$


Bài 11
Đặt vật lên trên mp nghiêng có góc ngiêng so với mặt phẳng ngang là 60 độ. biết hệ số ma sát của mp nghiêng là $\dfrac{1}{2. \sqrt{3}}$. Tính gia tốc vật

Chọn chiều dương ngược chiều lực ma sát

8e9a97b690658d87d7a54db360d60a0e_53367102.lybai11.gif


Vật chịu tác dụng của 3 lực: $\overrightarrow P ; \overrightarrow N ;\overrightarrow{F_{ms}}$

Hợp lực tác dụng vào vật: $\overrightarrow F =\overrightarrow P+\overrightarrow N+\overrightarrow{F_{ms}}$

Phân tích $\overrightarrow P = \overrightarrow{P_1}+\overrightarrow{P_2}$ với $\begin{cases}P_1=P\cos \alpha \\ P_2 = P\sin \alpha \end{cases}$

$\rightarrow \overrightarrow F=\overrightarrow{P_2}+\overrightarrow{F_{ms}}+ \overrightarrow{P_1}+\overrightarrow N$

Do $\overrightarrow{P_1}+\overrightarrow N = \overrightarrow O$

$\rightarrow \overrightarrow F=\overrightarrow{P_2}+\overrightarrow{F_{ms}}$

Theo định luật II Niuton: $m \overrightarrow a = \overrightarrow{P_2}+ \overrightarrow{F_{ms}}$

Chiếu lên chiều dương:

$ma=P_2-F_{ms}$

$a=\dfrac{P\sin\alpha-M.N}m$

$a=\dfrac{P\sin\alpha-M.P\cos\alpha}m$

$a=g(\sin \alpha-M\cos\alpha$

$a=9,8.(\dfrac{\sqrt3}2-\dfrac12\dfrac1{2\sqrt3})=12,25\sqrt3 (m/s^2)$
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Bài 12
Vật chuyển động trên dốc nghiêng góc 45 độ với tốc độ đầu là 10 m/s. Vật chuyển động chậm dần đều lên trên rồi đi nhanh dần đều về vị trí ban đầu. Lúc đến chân dốc, vật vận tốc vật là 5m/s. Tính hệ số ma sát của mp nghiêng

Bài này không biết vị trí ban đầu ở đâu sao làm được :|



Bài 13
Người ta buộc viên đá khối lượng m vào đầu dây rồi quay viên đá theo quỹ đạo tròn thẳng đứng bán kính R=40cm. Trong quá trình chuyển động, lực căng dây của viên đá thay đổi trong khoảng 3N đến 3.4N. Giả sử chuyển động của viên đá là chuyển động tròn đều. Xác định khối lượng và tốc độ góc của nó

Chọn chiều dương có phương thẳng đứng,hướng lên trên

Vật chịu tác dụng của 3 lực: $\overrightarrow T ; \overrightarrow P ; \overrightarrow{F_{qt}}$

Khi dây có phương thẳng đứng,chiều từ trục quay đến vật là chiều hướng xuống,do vật không chuyển động theo phương thẳng đứng nên: $\overrightarrow P+ \overrightarrow{F_{qt}} +\overrightarrow {T_1}=\overrightarrow 0$

Chiếu lên chiều dương: $T_1-P-F_{qt}=0 \\ \rightarrow T_1=P+F_{qt} \\ \rightarrow T_1=mg+ma_{ht} (1)$

Khi dây có phương thẳng đứng,chiều từ trục quay đến vật là chiều hướng lên,do vật không chuyển động theo phương thẳng đứng nên: $\overrightarrow P+ \overrightarrow{F_{qt}} +\overrightarrow{T_2}=\overrightarrow 0$

Chiếu lên chiều dương:$F_{qt}-T_2-P=0 \\ \rightarrow T_2=F_{qt}-P=ma_{ht}-mg (2)$

$(1);(2) \rightarrow \dfrac{T_1}{T_2}=\dfrac{a_{ht}-g}{a_{ht}+g}$

$\rightarrow \dfrac{3,4}{3}=\dfrac{a_{ht}-g}{a_{ht}+g} \\ \rightarrow a_{ht}=156,8 (m/s^2) \\ \rightarrow v=\sqrt{a_{ht}R}=7,9 (m/s)$


Bài 14
Coi trái đất và sao hỏa chuyển động trên các quỹ đạo tròn xung quanh mặt trời trong đó bk quỹ đạo sao hỏa gấp 1.5 lần bk quỹ đạo TĐ. Tính chu kì quay của sao Hỏa xung quanh MT

Chu kì $T=\dfrac{2\pi R}t$ , không biết t sao tính được :-w
 
K

kakashi_hatake

Bài 14
Chu kỳ quay của Trái Đất đó vk, cái này ai cũng biết r mà. 365 ngày 1/4h ấy

Bài 12.
Trượt tự cuối dốc lên dốc đến khi nào dừng lại thì thôi . Rồi từ trên đó lại trượt xuống, đến cuối dốc thì vân tốc là 5m/s. Ck thấy tính ra đc thì phải

Bài 5
Ck nghĩ là vk tính sao cho đúng khi vân tốc cái xe = 0, thì nó chạm vật cản

Cứ bài tiếp đã

Bài 15
Tại 1 đoạn đường cong có dạng đường tròn bán kính R=50m, hệ số ma sát giữa lopps xe và mặt đường là 0.2. Tìm tốc độ tối đa của xe khi qua đoạn đường này để xe không bị vượt qua khỏi đường

Bài 16
Một máy bay thả bom đang ở độ cao 2km so với mặt đất vs tốc độ 200m/s. Máy bay cần thả bom tại vị trí cách mục tiêu bao xa (theo phương ngang) để ném đúng mục tiêu

Bài 17
Cho bình chưa chiều cao H=1m chứa đầy nước. nếu ta đục 1 lỗ trên thành bình, nước trong bình bắn ra theo phương ngang với tốc độ v=$\sqrt{2gh}$ với h là khoảng cách từ lỗ đến mặt nước. Cần đục lỗ ở đâu để vị trí nước rơi xa nhất

Bài 18
Ném 2 vật cùng lúc từ cùng 1 vị trí theo phương ngang nhưng theo chiều ngược nhau. Tốc độ đầu 2 vật là 5m/s và 20m/s. Sau bao lâu thì vecto vận tốc của chúng vuông góc với nhau ?
 
V

vy000

Bài 12 nếu là trượt từ cuối dốc lên rồi lại trượt xuống cuối thì vận tốc lúc lên = vận tốc lúc xuống :|

Áp dụng : $v^2-v_0^2=2a\Delta x$

$\Delta x = 0 \rightarrow v^2=v_0^2 \rightarrow v=v_0$ về độ lớn :| , sao đề lại là 10 với 5 được :(
 
T

thaoteen21

bài 11 :
mjh nghĩ là vật đi lên mpn do đề bài là ''đặt vật lên trên mp nghiêng'' nên chiều cđ vật đi lên
còn bạn làm vật đi xuống mpn nên chiều c đ của vật đi xuống
vì thế nên có sự khác nhau..
thâ............
 
T

thaoteen21

tl

bài 15:$\vec{Fht}$=$\vec{P}$+$\vec{N}$=m.$\vec{a ht}$
$\vec{N}$=$\vec{Q}$+$\vec{Fms}$
\Rightarrow$\vec{P}$+$\vec{Q}$+$\vec{Fms}$=m.$\vec{a ht}$
vậy lực hướng tâm là lực ms
để khỏi trượt:
Fms=Fht\lequ.m.g
m.$\dfrac{v^2}{R}$\lequ.m.g
\Rightarrowv=$\sqrt{u.R.g}$=10 m/s

bài 16:
khoảng cah từ lúc máy bay thả bom đến vật=tầm xa L
L=x max=vo.căn $\dfrac{2h}{g}$=4000m=4km
vậy máy bay thả cách mục tiêu 4 km...
 
Last edited by a moderator:
S

shibatakeru

bài 11 :
mjh nghĩ là vật đi lên mpn do đề bài là ''đặt vật lên trên mp nghiêng'' nên chiều cđ vật đi lên
còn bạn làm vật đi xuống mpn nên chiều c đ của vật đi xuống
vì thế nên có sự khác nhau..
thâ............

đặt lên thì đi xuống chứ bạn ^^ , nếu đẩy thì nó mới đi lên mà


Bài 16
Một máy bay thả bom đang ở độ cao 2km so với mặt đất vs tốc độ 200m/s. Máy bay cần thả bom tại vị trí cách mục tiêu bao xa (theo phương ngang) để ném đúng mục tiêu

162ae8a5d33f06ba775f29683df9288d_53513310.bai16.gif


Xét theo trục Oy, bom chuyển đọng chậm dần đều với gia tốc $g=-10 m/s^2$
Phương trình chuyển động của bom theo Oy:
$y=y_0+v_{0y}t+\dfrac12gt^2=2000-5t^2$

Bom chạm đất,cho $y=0 \rightarrow t=\sqrt{\dfrac{2000}5}=20 (s)$

Xét theo trục Ox,bom chuển động thẳng đều với $v=200 m/s$

Chiều dương cùng chiều chuyển động,trong 20s,theo trục Ox bom đi được: $S=\Delta x=v_{0x}+vt=200.20=4000 m = 4 km$

Vậy...
 
V

vy000

Bài 17
Cho bình chưa chiều cao H=1m chứa đầy nước. nếu ta đục 1 lỗ trên thành bình, nước trong bình bắn ra theo phương ngang với tốc độ $v=\sqrt{2gh}$ với h là khoảng cách từ lỗ đến mặt nước. Cần đục lỗ ở đâu để vị trí nước rơi xa nhất


$L=v \sqrt{\dfrac{2(H-h)}g}=\sqrt{2gh}\sqrt{\dfrac{1-h}g}=\sqrt{2h(1-h)} \le \sqrt{\dfrac12}$ đấu đẳng thức \Leftrightarrow $h=\dfrac12 (m)$



Bài 18
Ném 2 vật cùng lúc từ cùng 1 vị trí theo phương ngang nhưng theo chiều ngược nhau. Tốc độ đầu 2 vật là 5m/s và 20m/s. Sau bao lâu thì vecto vận tốc của chúng vuông góc với nhau ?

sau khi ném, xéc theo trục Õ, 2 vật chuyển động thẳng đều với vận tốc lần lượt là 5 m/s và 20 m/s
Xét theo Trục Oy, 2 vật chuyển động nhanh dần đều từ trên xuống dưới với vận tốc ban đầu là 0

Ta có:$AH^2=BH.HC \\ \rightarrow v_y^2=v_{x1}v_{x_2} \\ \rightarrow (gt)^2=v_{x1}v_{x_2} \\ \rightarrow t=\dfrac{\sqrt{v_{x1}v_{x_2} }}g=\dfrac{\sqrt{20.5}}{10}=1 (s)$
 
Top Bottom