Văn 11 Luyện tập thao tác lập luận phân tích

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên. (Viết bài văn khoảng 2 -3 trang giấy)

Mọi người giúp mình với ạ. Mình cảm ơn nhiều :33
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên. (Viết bài văn khoảng 2 -3 trang giấy)

Mọi người giúp mình với ạ. Mình cảm ơn nhiều :33
Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Thân bài:
1. Giải thích
- Tự ti: Thái độ nhún nhường, mặc cảm về bản thân, luôn coi bản thân còn thua, thấp kém hơn người khác; tự ti còn là sự yếu đuối, không nắm chắc về năng lực của bản thân, không dám thử, chỉ muốn thu mình một góc kể cả trong cuộc sống cũng như công việc
- Tự phụ: Thái độ đề cao bản thân quá mức, trái ngược với tự ti, tự phụ là luôn coi bản thân là đúng, là nhất, không chịu nhún nhường, luôn muốn hơn thua, thể hiện và khoe mẽ bản thân
2. Bàn luận
- Cả hai thái độ đều gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác.
- Tự ti khiến con người ngày càng khép mình lại, thu nhỏ bản thân trong một góc, dần dần tạo nên thói quen ngại giao tiếp, tách biệt với thế giới bên ngoài. Nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn người tự ti sẽ khó có thể tìm được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bên ngoài. Như thế, thái độ tự ti không chỉ là rào cản giao tiếp mà còn là hòn đá ngáng chân to lớn
- Hơn thế nữa, khi rụt rè, gặp quá nhiều điều không may, con người thường có thái độ thờ ơ, buông xuôi, không còn chí cầu tiến. Sẽ thật buồn tẻ và vô vị nếu không có mục đích sống, không có ý chí bước tiếp
- Người tự ti luôn sợ sệt, không dám bước ra thử thách, sợ trở ngại nên đánh mất cơ hội, không biết nắm bắt đồng nghĩa với việc thụt lùi trong xã hội này. Xã hội, cuộc sống kkhoong ngừng xoay vần, con người cần hòa đồng, thay đổi bản thân thì mới có thể trụ lại được, nếu không đuổi kịp tiến độ sẽ bị đào thải.
- Nguyên nhân:
  • Do môi trường sống, người thân xung quanh ảnh hưởng, những hành vi, lời nói của người thân cận nhất ảnh hưởng đến con trẻ sau này. Một phần vì những lời nói, hành động chê bai quá mức, dè bỉu và khinh thường khiến con người dần tự ti, nhận thức về bản thân thấp kém hơn, mất đi sự tự tin
  • Do bản thân chúng ta. Suy nghĩ của người khác có thể nói ra nhưng sự ảnh hưởng to lớn nhất đến từ bản thân, nếu không giữ vững lập trường, không kiên định với những gì mình nghĩ mà nghe theo những điều tiêu cực thì sẽ đánh mất mình
- Còn người tự phụ luôn coi bản thân là nhất, là đúng lại rất dễ gây mất hòa khí trong tập thể. Cộng đồng bao gồm nhiều cá thể, ai ai cũng bình đẳng như nhau cũng như không có ai có thể luôn đúng tuyệt đối, khi một cá nhân cho rằng bản thân hơn người, không chịu tiếp thu ý kiến sẽ gây mất đoàn kết, thậm chí là gây gổ đánh nhau, thù hằn. Dần dần, người tự phụ bị xa lánh, ghét bỏ, đây cũng là người bị xã hội tách biệt ra, khó mà hòa nhập được
- Không những thế, tính tự phụ đôi khi còn gây ảnh hưởng tới công việc chung, luôn cho rằng mình đúng mà không chịu xem xét lại, khi xảy ra vấn đề sẽ khó mà giải quyết.
- Không chịu học hỏi, không chịu lắng nghe là biểu hiện của tính tự phụ. Bởi lẽ, việc học là việc suốt đời, để con người nhích dần trên bước đường tiến hóa. Không chịu học hỏi nghĩa là từ chối bước tiếp, lâu dần, người tự phụ cũng như người tự ti trở nên lạc hậu, tầm nhìn hạn hẹp
- Nguyên nhân:
  • Do bản thân tự đề cao quá mức, tự tin thái quá về những gì mình làm, suy nghĩ thiển cận, không biết tính trước nhìn sau, thiếu sự khiêm tốn
  • Một phần nhỏ do những lời mật ngọt, những lời xu nịnh, tâng bốc khiến người tự phụ ảo tưởng viển vông
- Dẫn chứng:
+ Câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng": có câu chuyện kể về chú ếch nọ sống trong một cái giếng, chú chỉ nhìn thấy bầu trời qua miệng giếng, và cứ như thế cho rằng bầu trời, tất cả sự sống chỉ bé thế thôi, coi trời bằng vung mà hống hách, coi thường các loài vật khác, cuối cùng chú ta phải trả giá bằng cả mạng sống. Câu chuyện ngụ ngôn nhưng ẩn dụ cho con người, là kinh nghiệm mà ông cha ta đúc kết nên, nhắc nhở con người sống đừng quá tự phụ.....
- Giải pháp
+ Mỗi người cần tự nhận thức về bản thân, biết lắng nghe để phân tích đúng sai và sửa
+ Học cách ứng xử từ những người xung quanh, không nghĩ xấu về bản thân cũng không luôn cho mình là đúng mà luôn phải suy xét
- Mở rộng vấn đề
+ Tự tin trái ngược với sự tự ti, hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin hay tự phụ, tin tưởng quá mức về những điều không tưởng
+ Tự tin: tin vào bản thân, tin vào năng lực sẵn có và giá trị, phẩm chất tốt đẹp của mình, dám thử sức để chạm tới ước mơ, khát vọng
+ Tự tin giúp ta quyết đoán, đưa ra được lựa chọn trong cuộc sống. Tự ti khiến ta không dám đưa ra ý kiến. Với sự tự tin, ta sẽ xây dựng được một nền móng vững chắc trong tâm hồn, xác định được bản thân là ai, đang làm gì, từ đó xác định đúng hướng đi dẫn tới thành công trong tương lai. Trong khi đó, tự ti khiến ta rụt rè, hoang mang, tự phụ khiến ta quá ảo tưởng về bản thân để rồi không chọn lựa được lối đi phù hợp. Tự tin như một nguồn năng lượng tích cực giúp ta có niềm tin vào những gì tốt đẹp ta đang làm, dám bước tiếp, đương đầu với khó khăn, thử thách. Người tự ti sẽ không dám bước ra khỏi giới hạn, khám phá cực hạn của bản thân. Trái lại, người tự phụ lại quá mức tin tưởng vào bản thân, khi đối mặt với khó khăn, sẽ khó có thể vượt qua
+ Những người tự tin dễ thành công hơn trong cuộc sống. Người tự ti lại hay dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không có chính kiến. Người tự phụ lại càng khó để thành công, họ ít nhận được sự công nhận, yêu mến, kính trọng từ mọi người
Kết bài: Tổng kết lại vấn đề, liên hệ bản thân

Đây là gợi ý của chị, hi vọng giúp được em
+ Chuyên đề nghị luận xã hội
+ Kinh nghiệm học văn
Nếu còn thắc mắc hãy hỏi nhé. Chúc em học tốt!
 
Top Bottom