Vật lí 11 Lực tương tác giữa các điện tích

ngoc610

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng ba 2022
275
186
61
17
Đồng Nai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hai điện tích dương q1=q và q2=4q đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích q3 ở đâu và có dấu như thế nào để hệ ba điện tích nằm cân bằng ? Xét 2 trường hợp:
a) Hai điện tích được giữ cố định.
b) Hai điện tích được thả tự do.
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
a,do [imath]q_1,q_2[/imath] cùng dấu nên [imath]q_3[/imath] trái dấu [imath]q_1[/imath] và [imath]q_2[/imath] và phải nằm ở giữa đoạn [imath]AB.C[/imath] là điểm đặt [imath]q_3[/imath]
[imath]\to AC+BC=AB(1)[/imath]
lực do q_1 tác dụng lên q_3 là
[imath]F_{13}=K.\dfrac{|q_1.q_3|}{AC^2}[/imath]
lực do [imath]q_2[/imath] tác dụng lên [imath]q_3[/imath] là
[imath]F_{23}=K.\dfrac{|q_2.q_3|}{BC^2}[/imath]
hệ cân bằng[imath]\to F_{13}=F_{23}[/imath]
[imath]\to \dfrac{q_1}{AC^2}=\dfrac{q_2}{BC^2}[/imath]
[imath]\to \dfrac{1}{AC^2}=\dfrac{4}{BC^2}[/imath]
[imath]\to BC=2AC(2)[/imath]
từ [imath](1)[/imath] và [imath](2)\rightarrow BC=\dfrac{2AB}{3};AC=\dfrac{AB}{3}[/imath]
b, a nghĩ câu a và câu b như nhau mà nhỉ?

Chúc em học tốt
Tham khảo thêm tại Chuyên đề điện tích điện trường
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Hai điện tích dương q1=q và q2=4q đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích q3 ở đâu và có dấu như thế nào để hệ ba điện tích nằm cân bằng ? Xét 2 trường hợp:
a) Hai điện tích được giữ cố định.
b) Hai điện tích được thả tự do.
ngoc610
[imath]a/[/imath]
như bạn @Elishuchi đã trình bày ở trên nhé, mình bổ sung xíu là khi hai điện tích được giữ cố định, chúng sẽ cùng hút hoặc cùng đẩy [imath]q_3[/imath], tất nhiên là lực do [imath]q_2[/imath] tác dụng sẽ lớn hơn nên phải đặt [imath]q_3[/imath] ở điểm [imath]C[/imath] như trên. Và lúc này [imath]q_3[/imath] có dấu và độ lớn tùy ý thì hệ vẫn luôn cân bằng, không nhất thiết phải trái dấu [imath]q_1,q_2[/imath], miễn là đặt [imath]q_3[/imath] ở điểm [imath]C[/imath] là được.
[imath]b/[/imath]
Khi [imath]q_1[/imath], [imath]q_2[/imath] đặt tự do, để hệ cân bằng thì [imath]q_3[/imath] vẫn đặt ở vị trí [imath]C[/imath] nói trên nhưng phải trái dấu với hai điện tích kia.
Xét [imath]q_1[/imath], hệ cân bằng nên các lực tác dụng lên [imath]q_1[/imath] có độ lớn bằng nhau
[imath]k\dfrac{|q_1.q_2|}{AB^2}=k.\dfrac{|q_3.q_1|}{AC^2} \hArr \dfrac{4q^2}{r^2}=\dfrac{-q_3 .q}{\dfrac{r^2}{9}} \Rightarrow q_3 = \dfrac{-4q}{9}[/imath]

Chúc bạn học tốt!
------
Xem thêm: Ôn tập chương 1: Điện tích - Điện trường
 
  • Like
Reactions: ngoc610
Top Bottom