Vật lí 10 Lực hướng tâm khó

tohang76@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng mười hai 2018
1
0
16
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một ô tô chạy với tốc độ không đổi qua một đoạn đường vừa dốc vừa cong với bán kính cong không đổi. Coi ô tô là chất điểm.
1. Khi không có lực ma sát, ô tô phải chạy với tốc độ xác định v. Hãy tính v theo góc a.
2. Giữa bánh xe và mặt đường có lực ma sát nghỉ với hệ số ma sát nghỉ u = 0,6. Do đó phạm vi tốc độ mở rộng.
a) Hãy tính tốc độ tối đa cho phép của ô tô ứng với góc a đã cho.
b) Với góc a bằng bao nhiêu thì chỉ có một giới hạn dưới đối với tốc độ?
3. Với một góc xác định do thì ô tô có thể chạy qua đoạn đường cong với tốc độ cao không hạn chế. Hãy tính góc do và cho biết trong trường hợp này tốc độ tối thiểu bằng bao nhiêu
 

Attachments

  • 590668D9-340D-4AE0-9A07-16EC5DD231E0.jpeg
    590668D9-340D-4AE0-9A07-16EC5DD231E0.jpeg
    30.4 KB · Đọc: 10

manh huy

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng bảy 2021
213
266
76
Hà Nội
THCS Ngọc Lâm
cứ giả vờ bán kính cong là [imath]R[/imath] đã
1, [math]N \sin\alpha=mg\tan\alpha=m \frac{v_0^2}R[/math]2,
a, thực vậy, lực ma sát nghỉ sẽ biến thiên theo nhằm hạn chế sự trượt của xe theo phương mặt nghiêng. rõ rành khi tốc độ đủ lớn thì xe sẽ có xu hướng trượt lên trên, vậy lực msn phải hướng xuống dưới (thực tế là trên bình diện toán học thì ta cứ việc giả sử chiều của msn thôi, r biện luận giá trị hợp vật lý)
[math]\begin{cases} N\cos\alpha=mg+F_{msn}\sin\alpha\\ N\sin\alpha+F_{msn}\cos\alpha=m\frac{v^2}R \end{cases}[/math]đến đây hẳn bn biện luận được rồi: [math]v_{max}=\sqrt{gR\left( \frac{\sin\alpha+\mu\cos\alpha}{\cos\alpha-\mu\sin\alpha} \right)}[/math] b, thực lòng mình k hiểu đầu bài lắm, nhưng lập luận tương tự bn sẽ tìm được giá trị cực tiểu [math]v_{min}= \sqrt{gR\left(\frac{\sin\alpha-\mu\cos\alpha}{\cos\alpha+\mu\sin\alpha}\right)}[/math]để biểu thức có nghĩa thì [imath]\frac\pi 2\geq\alpha\geq\arctan\mu[/imath]
3, để ý biểu thức vận tốc lớn nhất và thử hỏi xem khi nào ta có thể, về mặt lí thuyết ,di chuyển ở tốc độ ánh sáng
 
Top Bottom