[LTĐH] Những câu hỏi trong đề thi thử ĐH của thầy Thạo.

Q

quangngoc92

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

23,
Lò xo có độ cứng k = 50 N/m một đầu gắn cố định, đầu kia treo vật. Khi ở vị trí cân bằng lò xo giãn 4 cm. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống thẳng đứng 6 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động, lấy g = π2 m/s2. Chọn gốc thời gian lúc buông vật. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật ở thời điểm t =0,2/3 (s) là
Câu trả lời của bạn:
A. 0,6 N
B. 0,5 N
C. 4,6 N
D. 3,5 N
Thưa thầy em ra 3N cơ ạ ???? thầy giải thik dùm

24,
Trong thí nghiệm Young, vân tối thứ hai xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến các vị trí đó bằng:
Câu trả lời của bạn:
A. 2i
B. i
C. 1,5i
D. i/2
cả câu này nữa. ^_^

34,
Mạch RLC nối tiếp đang có tính dung kháng. Nếu ta tăng dần tần số của dòng điện thì hệ số công suất của mạch
Câu trả lời của bạn:
A. không thay đổi
B. giảm
C. tăng lên rồi giảm xuống
D. tăng.

Các thầy giúp em với ạ^_^!
 
Last edited by a moderator:
J

joseph_trannam

câu 34: Vì mạch đang có tính dung kháng nên 1/omega.C>omega.L. Lúc này cos(phi)<1 Khi tăng tần số dòng điện thì Zc giảm còn ZL tăng. Cos (phi) tiến dần đến 1 cho đến khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì cos (phi) =1 max. Tiếp tục tăng tần số dòng điện thì cos (phi) giảm.
 
J

joseph_trannam

Câu 24: Vân tối thứ 2 ứng với k=1. Vậy hiệu đường truyền 2 tia sáng là: (1+0.5).lamda. (ko hiểu tại sao đáp án lại có i trong đó)
Phải là:
[tex]\Delta d=1.5\lambda[/tex]
 
J

joseph_trannam

câu đầu tiên bạn đăng thiếu rồi! t= bao nhiêu giây thế bạn********************************************************?????????????
 
J

joseph_trannam

câu 23:

[tex] T=2\pi \sqrt{\frac{\Delta l}{g}} =0.4[/tex]

t=0.2/3 =T/6.

Ta có: thời gian vật đi từ vị trí biên (lúc buông vật) đến vị trí x=A/2 là T/6.

Vậy từ lúc buông vật đến lúc t=T/6 vật sẽ có li độ x=A/2= 3cm.

Lực đàn hồi:

[tex]F=k(\Delta l+x)=3.5 N[/tex]
 
Last edited by a moderator:
Q

quangngoc92

Oh mình nhầm . mình bik rùi ^_^ mình lại so T với độ dài thảo nào sai.
Phải So T với góc quét dc trên đường tròng. ^_^ .
1T=360 độ <=>4A
T/6=60 độ <=> A/2 ^_^ hi hì Thanks bạn
 
Q

quangngoc92

27,
Con lắc đơn được treo vào trong thang máy, khi thang máy đứng yên thì chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn là 2s. Khi thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc bằng 1/4 gia tốc rơi tự do thì chu kì dao động của con lắc bằng:
Câu trả lời của bạn:
A. 2,236 s.
B. 2,3s.
C. 1,79s.
D. 1,73s.
Cái bài này g'=g/4 phải ko bạn?
Thế nếu đưa vào công thức tình T'=2.Pi.Căn2(L/g) hay T'=2.piCăn2(L/g+g') hả bạn
 
Q

quangngoc92

47,
Xét phản ứng bắn phá nhôm bằng hạt α: , biết mα = 4,0015 u; mn = 1,0087 u; mAl = 26,974 u; mp = 29,97 u. Tính động năng tối thiểu của hạt α để phản ứng có thể xảy ra

Câu trả lời của bạn:
A. ΔE = 2,98016MeV.
B. ΔE = 0,928016MeV.
C. ΔE = 29,8016MeV.
D. ΔE = 0,298016MeV.
Câu này mình ra 2,9808 MeV đúng ko bạn ? nhưng hình như mình thấy có vẻ mình sai
 
L

lolemchamhoc93

[TEX]27, Con lắc đơn được treo vào trong thang máy, khi thang máy đứng yên thì chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn là 2s. Khi thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc bằng 1/4 gia tốc rơi tự do thì chu kì dao động của con lắc bằng: Câu trả lời của bạn: A. 2,236 s. B. 2,3s. C. 1,79s. D. 1,73s.[/TEX]

a hướng lên --> ngược chiều với g & g'

=> [TEX]g'=g + a = \frac{5}{4} g[/TEX]

=> [TEX]T'= \frac{2}{\sqrt{5}}T =1.79[/TEX]
 
J

joseph_trannam

47,
Xét phản ứng bắn phá nhôm bằng hạt α: , biết mα = 4,0015 u; mn = 1,0087 u; mAl = 26,974 u; mp = 29,97 u. Tính động năng tối thiểu của hạt α để phản ứng có thể xảy ra

Câu trả lời của bạn:
A. ΔE = 2,98016MeV.
B. ΔE = 0,928016MeV.
C. ΔE = 29,8016MeV.
D. ΔE = 0,298016MeV.
Câu này mình ra 2,9808 MeV đúng ko bạn ? nhưng hình như mình thấy có vẻ mình sai

PT phản ứng: He+Al------------->P+ n

Tính năng lượng của phản ứng:

[tex] \Delta E= -2.9808 MeV. [/tex].
Đây cũng chính là năng lượng tối thiểu của He (ĐỘng năng) để phản ứng thu năng lượng này có thể xảy ra. (ở đây mình lấy 1u=931.5 MeV/c^2)
 
Q

quangngoc92

mình cũng lấy 931,5............................................................................
 
Q

quangngoc92

Tối ko có gì làm lên post mấy bài này thầy giảng mình ko hiểu ^_^
Bài 15:
570Untitled.jpeg

Hình bên trên biểu diễn sự phụ thuộc vận tốc dao động của 1 vật DĐĐH theo thời gian t. Phương trình của DĐĐH của vật là:
A. x=4cos (5rt - r/6) cm
B. x=4cos (5rt + r/6) cm
C. x=4cos (10rt - r/3) cm
D. x=4cos (10rt + r/3) cm
 
G

giangkieu2004

bài 15: T = 13/30 - 1/30 = 0.4=>omega = 5pi
v(max) = omega . A => A = 4 cm
lúc t = 0 thì v>0 => sin(phi) < 0 => đáp án A. Làm trắc nghiệm đó bạn. :D :D
 
Last edited by a moderator:
Q

quangngoc92

Hi ngại quá. mình cung làm kiểu bạn nhưng tính nhầm nên sai. ^__^ thanks kiu bạn.
 
Top Bottom