Sử 9 lsvn

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Dã tâm của Pháp và thiện chí của ta được thể hiện như thế nào từ ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946
Dã tâm của Pháp: quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa, cụ thể:
+ Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Đờ Gôn đã quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh dưới quyền chỉ huy của tướng Lơcơléc, đồng thời cử Đô đốc Đácgiăngliơ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương.
+ 2 – 9 – 1945, khi dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, thực dân Pháp xả súng vào dân chúng.
+ Đêm 22 rạng sáng 23 – 9 – 1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đánh úp trị sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai.
+ Sau khi chiếm Nam Bộ, Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính nước ta. Ngày 28 – 2 – 1946, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ký Hiệp ước Hoa - Pháp.
+ Sau khi kí hiệp định Sơ Bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
+ Do ta đấu tranh kiên quyết, cuộc đàm phán chính thức giữa hai Chính phủ được tổ chức tại Phông-ten-nơ-blô. Cuộc đàm phán thất bại do Pháp không chịu công nhận độc lập và thống nhất ở nước ta.
+ Quân Pháp ở Đông Dương tăng cường những hoạt động khiêu khích, quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng, nguy cơ bùng nổ chiến tranh đến gần.

Thiện chí của ta: Hòa hoãn với Pháp thông qua hai bản hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946) và bản Tạm ước (14/9/1946). Cụ thể:
Với bản hiệp định sơ bộ:
+ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ riêng, Nghị viện riêng, quân đội riêng, Tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
+ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân Quốc giải giáp quân Nhật, và số quân này sẽ đóng tại những điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.
+ Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam, và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến đàm phán chính thức sau này.
Với bản tạm ước:
+ Nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hóa ở Việt Nam.
+ Tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp không thể tránh khỏi.

Bạn tham khảo bài làm của mình. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với mình để nhận hỗ trợ.
Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom