Sử 9 lsvn

ngoclan2k7

Học sinh
Thành viên
22 Tháng bảy 2019
62
45
26
17
Hà Nam
Trung học cơ sơ đinh công tráng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1: Nêu những sự kiện chứng tỏ sự chuẩn bị của Đảng ta trong những năm 1939-1945 cho thắng lợi của cách mạng tháng 8.
2: Tóm tắt hoàn cảnh, diễn biến, nêu ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của ptrao 1930-1931 và ptrao 1936-1939.
 
Last edited:

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
20
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
1: Nêu những sự kiện chứng tỏ sự chuẩn bị của Đảng ta trong những năm 1939-1945 cho thắng lợi của cách mạng tháng 8.
2: Tóm tắt hoàn cảnh, diễn biến, nêu ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của ptrao 1930-1931 và ptrao 1936-1939.
Câu 1
- Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, căn cứ vào sự thay đổi tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Sự chuyển hướng được thể hiện đầy đủ qua Hội nghị lần thứ 6 (11/1939), Hội nghị lần thứ 7 (11/1940), Hội nghị lần thứ 8 (5/1941) với nội dung cốt lõi đó là:
* Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách của nhân dân Đông Dương, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn Việt gian phản động, chia lại đất công, giảm tô, đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang, xúc tiến chuẩn bị mọi mặt để tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang khi có điều kiện là nhiệm vụ trọng tâm; tập hợp mọi lực lượng tiêu biểu để thành lập mặt trận chung lấy tên là: “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” (tháng 11/1939) sau là Việt Nam độc lập Đồng Minh (tháng 5/1941); phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh dưới những hình thức phù hợp với tình hình mới; Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết và quan hệ mật thiết với Cách mạng thế giới. Chủ trương chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Đảng qua các Hội nghị 6, 7, 8 là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của Cách mạng tháng Tám.
- Tình hình trong nước năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chíng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
- Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
- Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
- Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức.
- Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân.
& Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước.
- Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, kịp thời.
- Ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa.
- Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam...
- Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
- Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
Bạn tham khảo bài làm của mình. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với mình để nhận hỗ trợ.
Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
2: Tóm tắt hoàn cảnh, diễn biến, nêu ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của ptrao 1930-1931 và ptrao 1936-1939.
1930 - 19311936 - 1939
Hoàn cảnh+ Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 từ các nước tư bản => nền kinh tế Việt Nam gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề...
+ Do sự khủng bố trắng với cách mạng Việt Nam sau sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
+ Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng Việt Nam lên cao, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp lãnh đạo nhân dân ta chống đế quốc và phong kiến.
Thế giới:
+ Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước như Đức, I- ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
+ 07 – 1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần VII, quyết định nhiều vấn đề quan trọng.
+ Tháng 6 – 1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ mới đã thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
Trong nước:
+ Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa nhằm bù đắp cho nền kinh tế chính quốc. Đời sống nhân dân khó khăn, cực khổ.
+ Bọn cầm quyền phản động vẫn tiếp tục thi hành những chính sách bóc lột và đàn áp các phong trào cách mạng.
Diễn biến+ Tháng 2 => 4 - 1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
+ Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, các cuộc đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng.
+ Trong các tháng 6, 7, 8 liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên cả nước.
+ Nghệ An và Hà Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ và đạt đến đỉnh cao.
+ 12 - 9 - 1930, Hai vạn nông dân Hưng Nguyên biểu tình phản đối chính sách khủng bố của Pháp và tay sai.
+ Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều lí trưởng, chánh tổng bỏ trốn.
+ Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là “Xô viết”.
+ Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần lắng xuống.
+ Căn cứ vào tình hình trên tháng 7 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương Tiến hành hội nghị lần thứ nhất, đã xác định kẻ thù, nhiệm vụ, lực lượng, hình thức và phương pháp đấu tranh.
Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ:
+ Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội Pháp sẽ cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ để thảo ra bản “dân nguyện” gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiên tời triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936).
+ Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi trong nước, quần chúng sôi nổi tham gia các cuộc mít tinh, hội họp.
+ Đầu năm 1937, phái viên của chính phủ Pháp G. Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brevie nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. => Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đón rước”, nhưng thực chất là biểu dương lực lượng và đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
+ 1937 – 1939, các cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục diễn ra, đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
Đấu tranh nghị trường:
+ Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử trong cuộc bầu cử vào Viện dân biểu Trung kỳ (1937), Viện Dân biểu Bắc kỳ, Hội đồng Kinh tế lí tàu Đông Dương (1938), Hội đồng quản hạt Nam kỳ (1939)....
Đấu tranh theo lĩnh vực báo chí:
+ Đảng đã xuất bản nhiều tờ báo công khai ở các thành phố lớn trong nước như Tiền Phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức,... Báo chí cách mạng trở thành mũi xung kích trong những phong trào lớn của cuộc động dân sinh, dân chủ 1936 – 1939.

Ý nghĩaTuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa to lớn.
+ Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.
+ Khối liên minh công nông hình thành, công nhân và nông dân đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
+ Có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
+ Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, đã buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân chủ.
+ Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào các mặt trận dân tộc thống nhất và trở
thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
+ Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.
+ Là một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Bài học kinh nghiệmĐể lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
+ Đảng đã tích lũy được bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp...
+ Đảng cũng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc...
[TBODY] [/TBODY]
Bạn tham khảo bài làm của mình. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với mình để nhận hỗ trợ.
Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom