[Lớp9]Bài tập làm văn số 6-Help me!

T

tiendatsc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mong mọi ng làm hộ em mí cái đề văn này:
nó thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lý :
(*)Nghị luận về:
- Đề 1: Tinh thần tự học
- Đề 2: Sách là ng bạn quý
Mong mọi ng làm nhanh dùm em với :(
Thứ tư em phải nộp roài :((
Em đc chọn 1 trong 2 đề nên mọi ng làm hụ em 1 trong 2 cái đề này nha:p
Thx nhìu:x
 
B

baby_1995

Tinh thần tự học
Mở bài: nêu vấn đề tự học là một trong những nhân tố quyết định đến kết quả học tập của người học.
Thân bài:
+ Giải thích : học là hoạt động thu nhận kiến thức và hoàn thành kinh nghiệm của người học diễn ra dưới hai hình thức:
- Học bằng sự hướng dẫn của thầy côgiáo diễn ra trong một thời gian không gian cụ thể ( giới hạn thời gian tự học dưới sự hướng dẫn và những cơ sở những kiến thức kĩ năng đã được học ở nhà, ở trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện)
- Học với một tinh thần tự giác ở nhà là ko giới hạn thời gian mà tự phân chia thời gian khoá biểu hợp lí.
+ tinh thần tự học đó là ý thức tự học, ý chí vượt qua khó khăn trỏ ngại để học 1 cách có hiệu quả, học phải có phương pháp phù hợp với khả năng, hàon cảnh sống và các điều kiện vật chất cụ thể. Học ở những người bạn hoặc mọi người xung quanh.
+ Đưa ra những dẫn chứng về tấma gương tự học trong sách báo hoặc trong đời sống thực tế.
+ Thái đọ đúng : tính tự học là 1 đức tính tốt màg mỗi học sinh cần phải rèn luyện.
Kết bài: khẳng định đựoc vai trò của việc tự học của bản thân, của một người . Rút ra bài học tư tưởng.
bạn tham khảo nha!
 
S

superstarno1

Bai viết số 6 lớp 9

Đề bài: Phân tích sự chuyển biến tình cảm của bé Thu trong đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
em cần gấp. Thứ 7 em nộp rùi. Mong anh chi làm hộ em cái. Thanks!!!!!!!!
 
T

toi0bix

Bé Thu là em bé phải chịu nhều thiệt thòi trong h/cảnh Ctranh ,ko đc sự yo thg chăm sóc của cha suốt 7,8 năm trời , đến khi nhận ra cha thì cha em đã phải đi kháng chiến & ông đã hi sinh .

Trước khi nhận cha , Thu là em bé ương bướng , ngang ngạnh , có bản lĩnh :

+Giật mình khi nghe cha gọi tên , thét lên cầu cứu má .

+Ba vỗ về nhưng ko chấp nhận

+Gọi ăn cơm thì nói trống

+Nhờ chắt nước nồi cơm thì nói suồng sã , căm ghét ng` cha đó -> tự cchắt nước nồi cơm .

+Khi đc ba gắp trứng cá , Thu ko nhận.

_Khi đã nhận ra ông Sáu là cha thì e biểu hiện tình cảm yo thg mãnh liệt qua tiếng kêu thét nức nở nghẹn ngào gọi ba , qua những cử chỉ ôm hôn thắm thiết , muốn đc ba chăm sóc che chở .Thu còn dùng tất cả sức lực nhỏ bé của em để ôm chặt ba . Tình yêu thg ba có sự ân hận nuối tiếc . Em thg ba vô cùng , e muốn bù đắp lại những thiếu hụt tình cảm của e vs ba .

=> Chốt lại đặc đ bé Thu : Chính bản lĩnh cứng cỏi , yo ghét rạch ròi của em tạo nên lập trg` kiên định của cô giao liên Thu dũng cảm sau này . Em đã bước tiếp con đường của cha để lại .
 
S

superstarno1

bạn có thể nói rõ hơn các luận điểm và các luận cứ được không
 
T

toi0bix

bạn có thể nói rõ hơn các luận điểm và các luận cứ được không
Toàn bài có 2 luận điểm chính :
_Trước khi
nhận ba , Thu là em bé ương bướng , ngang ngạnh , có bản lĩnh.
_Sau khi nhận ba ,Thu là em bé yêu thương ba với tình cảm mãnh liệt .
Còn các luận cứ chị đã chia nhỏ rùi đó , em có thể tìm thêm trong bài !
 
B

binbon249

[văn 9] chuẩn bị cho bài viết số 6

Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (những ngày thơ ấu của Nguyễn Hồng)
đề 2 : Truyện ngắn làng của kim lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân việt nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp
 
L

lykem_1997

đề 1 :
Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích "trong lòng mẹ"


Sinh ra trên đời ai mà chẳng có mẹ, đc ở bên mẹ, đc hưởng tình yêu thương từ mẹ điều đó thật bình thường nhưng đối với bé Hồng thì điều đó là một sự lớn lao biết dường nào!
Sống xa mẹ từ lúc còn thơ, Hồng sống với bà cô, với sự ghẻ lạnh của chính những người thân của mình. "Mày dại quá, vào mà thăm em bé chứ!". Giọng nói ngọt đắng và nụ cười mai mỉa của người cô khiến cho bé Hồng đã khóc. Nhưng ko phải khóc vì giận mẹ, mà khóc vì thương mẹ, em đã nghĩ :"đời nào lòng yêu thương mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn ấy xâm phạm". Điều đó cho ta thấy đc em rất yêu thương mẹ, rất muốn giải thoáy cho mẹ khỏi những cổ tục đã đày đọa bà."giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ , tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." Càng thương yêu mẹ bao nhiêu, em lại khao khát đc gặp mẹ bấy nhiêu. Và mẹ đã về vào thời khắc quan trọng nhất.Khi mẹ thấy mẹ, em đã cố gắng chạy theo đuổi kịp mẹ, nếu đó ko phải là mẹ thì "khác gì cái ảo ảnh của một dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Ta thấy đc bé Hồng khao khát muốn đc gặp mẹ như thế nào.
Ông trời của ko phụ lòng người, em đã đc gặp mẹ, đc hưởng tình yêu thương ấm áp của người mẹ. Em cảm thấy mẹ mình ko còn xơ xác như lời người cô mà "Gương mặt mẹ sáng hơn, với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má, trong mej đẹp như thưở còn sung túc." Có lẽ bởi chính lòng yêu thương quá mãnh liệt đối với mẹ mà Hồng có những suy nghĩ như vậy.Em muốn mình đc bé lại để lăn vào lòng người mẹ, muốn đc bàn tay mẹ vuốt ve từ trán đến cằm và gãi rôm ở sống lưng cho. Mong muốn đó thật là dung dị nhưng với bé Hồng, điều đó thật lớn lao biết chừng nào! Với lòng yêu thương, kín trọng mẹ mình, Hồng rất yêu mẹ và mong muốn những hổ tục ko còn đày đọa mẹ mình. Đó là tình yêu thương của người con đối với mẹ mình, tình yêu thương đó thật cao cả thiêng liêng biết bao!
Qua đó em càng yêu quý hơn, thương yêu mẹ nhiều hơn để đáp lại công ơn trời biển của mẹ.
 
M

meobachan


đề 2 : Truyện ngắn làng của kim lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân việt nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp

Dàn ý sơ lược:
- Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp: diễn ra theo một chiều hướng tự nhiên, chất phác của 1 người nông dân và mang tính tự giác: từ tình yêu quê, yêu làng đã chuyển đến tình yêu lớn hơn, yêu đất nước. Yêu quê hương phải gắn liên với tình yêu đất nước, yêu cách mạng. Điều đó được thể hiện qua:
+ Trước cách mạng: ông Hai rất yêu quê hương, điều đó thể hiện trước hết ở cái tính hay khoe về làng, lấy làm hãnh diện về làng của mình. (dẫn chứng)
+ Khi cách mạng bùng nổ, ông đã thay đổi nhận thức, hiểu được sự lầm lẫn của mình. Vì thế, mỗi khi khoe về làng, ông thường khoe cái khí thể dồn dập, hào hùng thời kì khàng chiến, không còn khoe về "cái dinh cơ cụ Thượng" mà cái khoe của ông gắn liên với thằng lợi của cách mạng, kháng chiến. (dẫn chứng)
+ Khi nghe tin giặc càn vào làng Dầu, cả làng làm Việt gian, ông Hai hết sức đau xót, buồn bã, dằn vặt và xấu hổ (phân tích kĩ diễn biến tâm lý của ông Hai)
~> chính tình huống truyện này đã làm thay đổi những chuyển biến tình cảm của ông Hai. Ông day dứt băn khoăn giữa tình yêu làng và tình yêu nước, nỗi day dứt rất chất phác, chân thật của một người nông dân. Đau buồn đến tê tác, quằn quại không biết phải kể ai, ông chỉ còn biết ôm con vào lòng mình để than thở cùng con. Và ông đã đưa đến 1 quyết định hết sức khó khăn và đau đớn: "Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù". Lúc này, ông Hai đã đặt tình yêu nước lên trên thứ tình cảm cá nhân, đặt cách mạng lên hàng đầu. Và khi nhận được tin cải chính, ông đã vui mừng như 1 đứa trẻ mà chạy đi báo cho moi người dân làng.
=> Những chuyển biến tâm lý rất thật, rất tự nhiên, phù hợp với logic tâm lý của người nông dân, không phải tự nhiên mà họ giác ngộ cách mạng nhanh chóng, mau lẹ mà phải trải qua 1 quá trình nhận thức, và suy cho củng nó phải gắn liền với tình yêu quê hương - gốc rễ của tình yêu nước.
 
S

s0cbay_kut3

Đề 2:

A- Mở bài:

- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân

- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B- Thân bài

1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.

- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.

- Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?

- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.

- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.

- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.

- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:

+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.

+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.

+ Qua đó, ta thấy rõ:

• Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).

• Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.

- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.

- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.

C- Kết bài:

- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.

- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
 
H

hoa_hong_xanh96

bai TLV so 6

đề 4: Cảm nhân của em về đoạn trích " Chiếc luợc ngà" của Nguyễn Quang Sáng. ( nêu càng rõ vè tình cảm gia đình thì càng tốt)

-------Chú ý viết bài có dấu-------
 
Last edited by a moderator:
P

pengok_hp96

bài hay đó nhưng giúp tớ viết bài đề bài là "SUY NGHĨ CUẢ EM VỀ TRUYỆN NGẮN LÀNG CUẢ KIM LÂN" làm ơn giúp tớ với
 
M

mh04091991

[văn 9] TLV số 6 đề 3.

TLV số 6
Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du

làm ơn giúp em với cảm ơn anh chị nhìu. Thứ 2 là em phải nộp rồi
 
M

mh04091991

Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du
Giúp em với
 
T

tuanvy0808

bài làm hòan chỉnh đấy bạn
nếu bạn muốn sở hữu thì đừng có lo không phải từ văn mẫu ra đâu mà do cô giáo mình đọc đấy
Sống trong xã hội phong kiến người phụ nữ phải chịu nhiều đau đớn, tủi nhục lầm than , nghèo khổ , có những sự đau đớn tủi nhục còn lớn hơn đó chính là số phân đau đớn của thân phận con người mà số phận thúy kiều trong đoạn trích mã giám sinh mua kiều là tiêu biểu
trước hết thúy kiều là cô gái sinh ra trong 1 gđ trung lưu lương thiện . Đang cùng em gái sống trong cảnh "trướng rủ nàm che". Hơn thế nữa kiều vốn là cô gái tài sắc vẹn toàn mà nói như Nguyễn Du "sắc đành tài 1 , tài đành họa 2"_sắc đẹp thì nàng đẹp nhất còn về tài năng thì may ra có người thứ 2 . Nhưng bỗng đâu 1 ngày tai bay vại gió đến với gđ Thúy kiều , cha &em bị đánh đập dã man , của rả trong nhà bị khuân đi hết . Kiều đành chấp nhận bán mình để nhân 300 lượng vàng cứu cha .
Vẫn biết khi chấp nhận bán mình cứu cha nàng sẽ trở thành món hàng nhưng là 1 cô gái luôn có ý thức về nhân phẩm của mình nàng ra mắt MGS mà lòng vẫn ngổn ngang bao nỗi tơ vò . Mỗi bước nàng đi chang chứa những dòng nước mắt
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa 1 bước lệ hoa mấy hàng
Nhìn cảnh vật nàng thấy xấu hổ ngại ngùng :
Ngại ngùng dơn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn tronggương mặt dày
Nỗi đau khổ ấy đã đến tột cùng khi chẳng một ai mảy may động tâm thương cho nàng , mụ mối thì vén tóc bắt tay , lạ lùng đối xử với 1 một món hàng còn MGS thì đặt tài năng và nhan sắc lên cân đo đong đếm . Đến lúc này người con gái tài hoa nhan sắc ấy cảm thấy tủi hổ bẽ bàng:
Mối càng vén tóc bắt bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai
Có thể nói đoạn trích là 1 tiếng khóc ai oán cho thân phận con người , cho nhân phẩn con người bị chà đạp phải chăng trái tim của nhà thơ đang rung lên nức nở cùng với nỗi đau của Thúy Kiều . từ đó biết bao nhiêu tinh hoa , tài năng trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng con người được Nguyễn Du sử dụng ở đây
Đoạn trích không dài , đặc biệt khi nhắc đến nhân vật Thúy Kiều , Nguyễn Du chỉ sử dung 4 cặp câu lục bát .Ấy vậy mà biết bao nhiêu lời tố cáo xã hoịphong kiến chà đạp lên con người ở đây . Biết bao nhiêu niềm thương cảm xót xa cho số phận con người được toát lên từ đây . Đọc trích đoạn thương kiều bao nhiêu ta càng căng ghét chế độ phong kiến bấy nhiêu
 
S

socnhi_02

Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du

Sống trong xã hội phong kiến người phụ nữ phải chịu nhiều đau đớn, tủi nhục lầm than , nghèo khổ , có những sự đau đớn tủi nhục còn lớn hơn đó chính là số phân đau đớn của thân phận con người mà số phận thúy kiều trong đoạn trích mã giám sinh mua kiều là tiêu biểu
trước hết thúy kiều là cô gái sinh ra trong 1 gđ trung lưu lương thiện . Đang cùng em gái sống trong cảnh "trướng rủ nàm che". Hơn thế nữa kiều vốn là cô gái tài sắc vẹn toàn mà nói như Nguyễn Du "sắc đành tài 1 , tài đành họa 2"_sắc đẹp thì nàng đẹp nhất còn về tài năng thì may ra có người thứ 2 . Nhưng bỗng đâu 1 ngày tai bay vại gió đến với gđ Thúy kiều , cha &em bị đánh đập dã man , của rả trong nhà bị khuân đi hết . Kiều đành chấp nhận bán mình để nhân 300 lượng vàng cứu cha .
Vẫn biết khi chấp nhận bán mình cứu cha nàng sẽ trở thành món hàng nhưng là 1 cô gái luôn có ý thức về nhân phẩm của mình nàng ra mắt MGS mà lòng vẫn ngổn ngang bao nỗi tơ vò . Mỗi bước nàng đi chang chứa những dòng nước mắt
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa 1 bước lệ hoa mấy hàng
Nhìn cảnh vật nàng thấy xấu hổ ngại ngùng :
Ngại ngùng dơn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn tronggương mặt dày
Nỗi đau khổ ấy đã đến tột cùng khi chẳng một ai mảy may động tâm thương cho nàng , mụ mối thì vén tóc bắt tay , lạ lùng đối xử với 1 một món hàng còn MGS thì đặt tài năng và nhan sắc lên cân đo đong đếm . Đến lúc này người con gái tài hoa nhan sắc ấy cảm thấy tủi hổ bẽ bàng:
Mối càng vén tóc bắt bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai
Có thể nói đoạn trích là 1 tiếng khóc ai oán cho thân phận con người , cho nhân phẩn con người bị chà đạp phải chăng trái tim của nhà thơ đang rung lên nức nở cùng với nỗi đau của Thúy Kiều . từ đó biết bao nhiêu tinh hoa , tài năng trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng con người được Nguyễn Du sử dụng ở đây
Đoạn trích không dài , đặc biệt khi nhắc đến nhân vật Thúy Kiều , Nguyễn Du chỉ sử dung 4 cặp câu lục bát .Ấy vậy mà biết bao nhiêu lời tố cáo xã hoịphong kiến chà đạp lên con người ở đây . Biết bao nhiêu niềm thương cảm xót xa cho số phận con người được toát lên từ đây . Đọc trích đoạn thương kiều bao nhiêu ta càng căng ghét chế độ phong kiến bấy nhiêu
 
B

binbon249

cô tớ đổi đề rồi, đó là phân tích nhân vật vũ nương cũa nguyễn dữ
 
Top Bottom